Người thử nghiệm vắc xin Việt, đã có kháng thể, có được cấp thẻ xanh Covid?
Hiện nay có hàng nghìn tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tiêm vắc xin do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, nhiều người trong đó hỏi về việc liệu họ có được cấp thẻ xanh Covid?
Vì sao Hà Nội không nên nóng vội cấp thẻ xanh Covid-19?
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng đề xuất, để chủ động hạn chế và kiểm soát chặt nguy cơ, Hà Nội nên sớm triển khai phương án thẻ xanh Covid-19.
Anh N.H.M. (TP.HCM) chia sẻ anh đã tiêm 2 mũi vắc xin Nano Covax, tiêm vắc xin không phải giả dược và khi tiêm vắc xin anh được ký vào giấy xác nhận cam kết chứ không có giấy chứng nhận mình đã tiêm vắc xin.
Anh M. lo lắng khi vắc xin chưa được công nhận, trong khi đó, anh M. còn phải đi làm trong thời gian tới. Anh M. còn băn khoăn tính chuyện đăng ký tiêm vắc xin đã được công nhân để được chứng nhận đã tiêm vắc xin để đi làm.
Hiện tại, TP.HCM chỉ có người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 hoặc người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “Thẻ xanh COVID”. Anh M. cho biết sau khi tiêm hai mũi vắc xin Nano Covax anh thấy hoàn toàn không bị phản ứng phụ nặng ngoài hơi đau vết tiêm. Anh đã xét nghiệm và có kháng thể cao.
Liên quan tới trường hợp tình nguyện viên tham gia đăng ký tiêm vắc xin thử nghiệm do Việt Nam sản xuất, trao đổi với chúng tôi, TS Ngô Quang – Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, cho biết hiện nay Bộ Y tế cũng đang tìm các biện pháp để giúp các tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam được cấp “thẻ xanh” giúp họ thuận tiện trong công việc và đảm bảo phòng chống dịch.
Tình nguyện viên tiêm vắc xin Nano Covax. |
TS Quang cho biết, các phương án cấp giấy chứng nhận như thế nào vẫn đang được Bộ Y tế xem xét và chưa đưa ra các giải pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, ông Quang nhắn nhủ các tình nguyện viên yên tâm không nên vội đăng ký tiêm vắc xin khác để ảnh hưởng tới công tác nghiên cứu thử nghiệm.
Hiện Việt Nam đang có 5 vắc xin sản xuất và phát triển công nghệ. Đầu tiên là vắc xin Nano Covax do Công ty Nanogen (TP.HCM) nghiên cứu, phát triển; bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ 12/2020, sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp.
Hiện vắc xin này đang thử nghiệm giai đoạn 3 với mục tiêu là đánh giá tính an toàn, đáp ứng sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của ứng viên vắc xin Nano Covax. Giai đoạn này dự kiến thử nghiệm mức liều 25mcg trên 13.000 người tình nguyện từ 18 tuổi trở lên.
Giai đoạn này chia thành 2 pha: pha 3a thử nghiệm với 1.000 người để đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin; pha 3b thử nghiệm với 12.000 người để đánh giá tính an toàn và hiệu lực bảo vệ của vắc xin.
Hiện, Nano Covax đã hoàn thành tiêm 2 mũi vắc xin cho 13.000 người tình nguyện của giai đoạn 3.
Còn Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu phát triển từ tháng 5/2020; sử dụng công nghệ vector, gắn gen mã hóa protein S của virus SARS-CoV2 lên virus cúm Newcastle Lasota không gây bệnh trên người, được nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
Hiện vắc xin Covivac của IVAC bước sang giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng từ 10/8. Giai đoạn 2 của vắc xin Covivac sẽ được thử nghiệm trên 375 người tình nguyện ở H.Vũ Thư, Thái Bình. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đánh giá công thức và liều lượng vắc xin tối ưu cho giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiếp theo.
Ngoài ra, 2 vắc xin chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là vắc xin ARCT-154 dựa trên công nghệ vắc xin mRNA, do Tập đoàn Vingroup mua công nghệ từ Công ty Arcturus (Mỹ) vào 7/2021 và công nghệ vắc xin tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein) do Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cùng Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) ký thỏa thuận với Công ty Shionogi Nhật Bản.
Vắc xin gia công đóng ống là Sputnik V của Nga do Công ty Vắc xin và sinh phẩm Vabiotech (Bộ Y tế) thực hiện từ tháng 7/2021.
Chờ lên cáng sợ không kịp, nam điều dưỡng cõng F0 đi cấp cứu khi SPO2 ở mức 'tử thần'
SPO2 của người bệnh xuống chỉ còn 71%, chờ đặt lên cáng xuống khoa cấp cứu không kịp, nam điều dưỡng đã vội vàng cõng F0 chuyển nặng, đồng nghiệp ôm theo bình oxy đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu.
Điều trị tại nhà, F0 lo lắng không được cấp 'thẻ xanh'
Nhiều người là F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM lo lắng họ không có “thẻ xanh” chứng nhận đã mắc Covid-19 và điều trị khỏi để được đi lại hoặc đi làm khi hết thời gian giãn cách.
Khánh Chi