Vì sao Hà Nội không nên nóng vội cấp thẻ xanh Covid-19?

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng đề xuất, để chủ động hạn chế và kiểm soát chặt nguy cơ, Hà Nội nên sớm triển khai phương án thẻ xanh Covid-19.

{keywords}
Vì sao Hà Nội chưa xem xét cấp thẻ xanh Covid-19? 

Nên áp dụng thẻ xanh để kiểm soát việc ra đường

Trao đổi với phóng viên Infonet, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng Hà Nội đang trong lộ trình nới lỏng do đó không thể bắt tất cả mọi người ở nhà như trước nhưng cũng cần có biện pháp chủ động để hạn chế và kiểm soát chặt nguy cơ.

Theo đó, PGS. TS Nguyễn Việt Hùng kiến nghị Hà Nội nên sớm triển khai phương án thẻ xanh Covid-19. Bởi theo vị chuyên gia truyền nhiễm, thẻ xanh là phương pháp giúp kiểm soát việc ra đường, sinh hoạt và làm việc của người dân dựa trên các bằng chứng khoa học đã được công nhận.

Đồng thời việc áp dụng thẻ xanh sẽ giúp thúc đẩy nhanh lộ trình mở cửa trở lại. Thực tế từ nhiều nước châu Âu đã trải qua thời gian dài giãn cách xã hội và dần mở cửa trở lại đã cho thấy tính hiệu quả của thẻ xanh Covid-19.

“Những trường hợp nên cấp thẻ xanh là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, người đã được tiêm vắc xin (đủ 2 mũi) và người có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc RT-PCR) âm tính trong vòng 72h”, ông Hùng nói.

Việc cấp thẻ xanh Covid-19 này sẽ giúp xác định những người có ít nguy cơ nhất làm lây nhiễm cho người khác, qua đó cho phép họ được tự do hơn trong việc đi lại, làm việc hay tham gia hoạt động ở những khu vực có nguy cơ cao như: nơi đông người, siêu thị, nhà hàng, quán bar, nhà thi đấu thể thao, xe buýt, máy bay, nhà máy…

"Ở thời điểm hiện tại, cần sớm có biện pháp kiểm soát bằng thẻ xanh chứ chưa thể trông chờ hoàn toàn vào khuyến cáo 5K và ý thức của người dân. Trong lộ trình tiêm chủng vắc xin Covid-19, phải đến khi 80 - 90% người dân, bao gồm cả trẻ em, được bao phủ vắc xin, chúng ta mới dỡ bỏ thẻ xanh và chung sống với dịch bằng 5K", PGS Hùng nhấn mạnh.

Cân nhắc các hệ quả xảy ra khi áp dụng thẻ xanh

Liên quan đến đề xuất này, PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng hiện Bộ Y tế chưa chỉ đạo nhưng “Thành phố cần cân nhắc kỹ vì người tiêm mới giảm được nguy cơ nặng lên khi mắc bệnh chứ vẫn có thể nhiễm vi rút và truyền bệnh cho người khác, nên nếu để họ tiêm rồi đi tự do không có điều kiện đi kèm sẽ nhiều rủi ro”.

Theo nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sau 2 tháng nữa, khi người dân Hà Nội tiêm xong mũi 2 sẽ khác. “Vì thế cần cân nhắc tính toán kỹ các hệ quả xảy ra khi áp dụng thẻ xanh vì hiện nay vẫn yêu cầu người dân không có việc cần thiết không phải ra đường, không kiểm tra giấy đi đường", TS. Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết thêm, có những loại vắc xin khác, khi tiêm 2 mũi thì có miễn dịch gần như 100% như vắc xin sởi thì miễn dịch 99% và miễn dịch suốt đời; bại liệt cũng vậy.

Tuy nhiên vắc xin Covid-19 được phê duyệt trong tình trạng khẩn cấp, miễn dịch chưa xác định được rõ vì có vắc xin lúc đầu tiên công bố hiệu quả trên 90% nhưng sau 1 thời gian lại nói rằng hiệu quả miễn dịch giảm.

Theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, ở Hà Nội nếu mở cửa, người dân ở các tỉnh vào chưa được tiêm lại mang vi rút và lây cho người già, người bệnh nền.

“Hiện Bộ Y tế đang xem xét, xin ý kiến để có hướng dẫn cho người đã tiêm chủng và xin ý kiến để nằm trong tổng thể chung giữa các tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng cao với tỉnh tiêm thấp; giữa nhóm cộng đồng tiêm cao với nhóm tiêm thấp. Phải hết sức lưu ý nơi nào có tỉ lệ cao cũng phải nằm trong tổng thể cả nước, đặc biệt lưu ý với người già, bệnh nền, trẻ em.

Đặc biệt nếu tiêm chủng 1 mũi thì không có ý nghĩa gì khi cấp thẻ xanh. TP Hồ Chí Minh đề nghị cấp thẻ xanh do tình hình quá bức xúc về kinh tế, an sinh xã hội, còn Hà Nội không nên nóng vội vì phải giữ thành quả chống dịch, nếu không có thể lây cho trẻ em khi đi học trở lại, người già có bệnh nền, sẽ rất khó khăn”, ông Phu nhấn mạnh.

Một lần nữa, ông Phu nhấn mạnh Hà Nội "không nên nóng vội trong việc cấp thẻ xanh. Tỷ lệ tiêm được 1 mũi chưa cao, miễn dịch chưa có. Đề nghị Hà Nội tiếp tục tiêm mũi 2 cho đạt tỉ lệ cao. Tiêm làm sao đạt được tất cả người dân trên địa bàn thành phố để đạt được miễn dịch cộng đồng".

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố được phân bổ hơn 6,16 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó số vắc xin đã tiếp nhận là hơn 5,96 triệu liều. Đến 18h ngày 22/9, các quận, huyện, thị xã và các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố đã triển khai tiêm được gần 6,5 triệu mũi, bao gồm hơn 5,7 triệu mũi 1 (đạt 95,1% dân số hơn 18 tuổi và 69% tổng dân số Hà Nội), tiêm được hơn 753 nghìn mũi 2 (đạt 12,5% dân số trên 18 tuổi và đạt 9,07% tổng dân số).

N. Huyền 

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Đang cập nhật dữ liệu !