'Giúp nhau mùa dịch', hàng ngàn y bác sĩ đến tận nhà khám, tư vấn online cho bệnh nhân
Thành phố giãn cách, nhiều phòng khám tư đóng cửa, bệnh viện cũng hạn chế ra vào vì vậy các bác sĩ TP.HCM đã cùng lập nhóm 'Giúp nhau mùa dịch'. Khi có bệnh nhân cần là các anh chị lập tức lên đường
F0 xin vào bệnh viện được báo 'hết giường': Phó Giám đốc Sở Y tế nói gì?
Một F0 gọi điện nhờ nhân viên y tế cho xe đến đón mẹ và em gái ở phường Tân Định, Quận 1, TP HCM đi cách ly tập trung nhưng được báo hết giường
Theo BS Phan Xuân Trung – Trung tâm Y khoa MEDIC TP.HCM, hiện nay do giãn cách toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh gặp khó.
BS Trung đã trực tiếp kêu gọi đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của thầy thuốc hãy sẵn sàng đến nhà giúp bệnh nhân hoặc tư vấn online.
Khi tham gia nhóm, các y bác sĩ sẽ ghi số điện thoại, chuyên khoa và khu vực mình ở lên facebook, zalo để người bệnh cần có thể gọi ngay lập tức. Phương thức khám chữa bệnh online có thể là những lời tư vấn cần thiết giúp bệnh nhân tự xử lý tại nhà hoặc bác sĩ đến thăm khám tại nhà người bệnh.
Các điều dưỡng, kỹ thuật viên trong nhóm có thể sẵn sàng lên đường khi bệnh nhân cần truyền dịch, lấy máu xét nghiệm, tập vật lý trị liệu, thay băng, cắt chỉ, chăm sóc vết thương... tại nhà, nhà thuốc có thể giao thuốc tận nhà cho bệnh nhân.
“Đây là lời kêu gọi khẩn thiết đến quý thầy thuốc giúp dân bằng cả trái tim”- lời kêu gọi của BS Trung chỉ trong 2 ngày đã thu hút hơn 5 nghìn bác sĩ, nhân viên y tế và người có tinh thần hỗ trợ cộng đồng tham gia. Group "Giúp nhau mùa dịch" với sự tham gia của hàng nghìn bác sĩ sẵn sàng online hỗ trợ người dân có nhu cầu khám chữa bệnh.
Bác sĩ tới nhà thăm khám cho người bệnh. |
Trong nhóm có rất nhiều bác sĩ từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng cũng sẵn sàng online để tư vấn cho người bệnh trong những ngày thành phố TP.HCM giãn cách.
Nhóm chuyên khoa có đầy đủ các bác sĩ chuyên ngành xương khớp, ung thư, nhi, sản khoa, tai mũi họng, bệnh truyền nhiễm, nhãn khoa cho đến da liễu, cấp cứu…
“Giúp nhau mùa dịch” các bác sĩ sẵn sàng chở F0 miễn phí tới bệnh viện dã chiến. |
Chị Nguyễn Hải Hà – TP.HCM hốt hoảng khi con 11 tháng tuổi ngã té từ trên cao sưng húp trán, mắt. Vì e sợ dịch bệnh, chị Hà ngay lập tức nhấc điện thoại và nhờ hỗ trợ qua online. Cháu bé nhanh chóng được các bác sĩ hướng dẫn sơ cứu và theo dõi tình hình ngay lập tức. Sau nửa ngày các vết bầm trên mặt đã giảm. Nhờ có sự hỗ trợ từ xa của bác sĩ, chị Hà và gia đình yên tâm hơn hẳn dù khoogn cần đưa bé tới bệnh viện mùa dịch.
Bác sĩ Thúy Hà, 55 tuổi, giảng viên ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, đã tham gia điều trị bệnh nhân viêm gan siêu vi tại BV Nhiệt đới TP.HCM chia sẻ bên cạnh nỗi lo âu về số lượng bệnh nhân Covid -19 tăng vùn vụt hiện nay, bác sĩ Hà còn lo lắng cho rất nhiều bệnh nhân viêm gan siêu vi không thể tái khám định kỳ.
BS Hà nhắc nhở các bệnh nhân viêm gan siêu vi B đang uống thuốc đặc trị như Tenofovir hoặc Entecavir tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, cho dù men gan đã bình thường và tải lượng HBV đã dưới ngưỡng phát hiện, thậm chí đã ổn định như thế nhiều năm.
Nếu ngưng thuốc không đúng, siêu vi B sẽ nhanh chóng bùng phát gây biến chứng nguy hiểm tính mạng, đó là hiện thực đau xót đã xảy ra rất nhiều sau 3 đợt dịch trước.
Trong mùa dịch, bác sĩ Hà cũng sẵn sàng tư vấn online bệnh viêm gan siêu vi và hướng dẫn cho từng người. Mọi tư vấn hoàn toàn miễn phí chỉ cần người bệnh gửi đầy đủ thông tin về bệnh tật của mình, bác sĩ tư vấn sát sao.
F0 đang chờ được đưa tới BV Dã chiến tại TP.HCM. |
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Dương – phòng khám đa khoa Sài Gòn MEDIC tại Huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết từ tháng 6/2021 anh bắt đầu lên kế hoạch khám chữa bệnh online hoàn toàn miễn phí cho người dân TP.HCM, trong khu vực bị phong toả.
BS Dương chia sẻ phòng khám của anh chia làm 3 đội. Một đội hỗ trợ CDC huyện Bình Chánh vận chuyển F0 tới các bệnh viện dã chiến. Ví dụ như ngày 13/7 có khoảng 70 bệnh nhân F0 được nhóm của anh Dương đưa tới bệnh viện dã chiến để điều trị. Đội hỗ trợ này hoàn toàn miễn phí, với 2 nhân viên đi kèm thay ca nhau làm ngày và đêm.
Ngoài ra, nhóm khác hỗ trợ tư vấn online. Nếu bệnh thông thường bác sĩ có thể kê toa để bệnh nhân mua thuốc điều trị, bệnh nhân nặng hơn qua video bác sĩ nhận thấy cần phải thăm khám trực tiếp thì các bác sĩ sẵn sàng lên đường hỗ trợ người bệnh tại nhà. Ngoài ra, nếu các loại thuốc bệnh nhân chưa có, bác sĩ có thể sẽ cho người mang tới tận nhà hỗ trợ người bệnh.
Trung bình mỗi ngày nhóm của bác sĩ Dương cũng hỗ trợ được 30 – 40 bệnh nhân qua online, khoảng chục bệnh nhân được nhân viên y tế tới tận nhà thăm khám. BS Dương cho biết mọi quy trình phòng chống dịch đều được đảm bảo an toàn.
Ngay trong sáng 14/7, một sản phụ tại Thủ Đức có dấu hiệu suy thai nhưng không thể gọi xe vào bệnh viện. Sản phụ nằm trong khu cách ly, chồng cũng đang cách ly tại Bình Dương, gọi xe taxi cả buổi sáng không có lái xe nào dám vào.
Bác sĩ Dương cùng đồng nghiệp lại tức tốc lên đường để hỗ trợ sản phụ này. Đi giữa tâm dịch, anh hi vọng một ngày gần nhất Sài Gòn sẽ trở lại cuộc sống bình yên.
Khánh Chi
Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải việc F0 cách ly tại nhà phải qua 10 ngày ở bệnh viện
PGS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho biết dù cách ly tại nhà F0 vẫn phải đảm bảo không có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng mới được cách ly tại nhà.