F0 xin vào bệnh viện được báo 'hết giường': Phó Giám đốc Sở Y tế nói gì?

Một F0 gọi điện nhờ nhân viên y tế cho xe đến đón mẹ và em gái ở phường Tân Định, Quận 1, TP HCM đi cách ly tập trung nhưng được báo hết giường

Rối loạn cảm xúc, stress vì giãn cách dài ngày trong đại dịch

Rối loạn cảm xúc, stress vì giãn cách dài ngày trong đại dịch

Thời gian giãn cách xã hội kéo dài, bạn cần có suy nghĩ tích cực, kiềm chế cảm xúc nếu không dễ bùng nổ các cuộc xung đột trong gia đình, ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần lâu dài.

Theo nội dung cuộc gọi, chị N.A. (trú tại phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) gọi ra trạm y tế phường. Chị N. và bố chị dương tính với SARS-CoV-2 (ca F0) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Nội dung cuộc trao đổi của chị N. và nhân viên trạm y tế phường là: em gái và mẹ chị N là F0 rất mệt và muốn đi đến bệnh viện luôn. Phía đầu dây bên kia, nhân viên y tế báo không có giường để nhận. Các bệnh viện dã chiến hết giường.

Nhân viên y tế cũng than thở muốn F0 đi cũng không được vì bệnh viện nào cũng quá tải, có trường hợp cao tuổi, trường hợp sốt dù liên hệ tới trung tâm kiểm soát bệnh tật cũng chưa thể đưa bệnh nhân đi được.

Giọng nhân viên y tế cũng mệt mỏi vì không thể đưa bệnh nhân F0 đi, gọi đi đâu cũng không thể chuyển F0 đi được.

{keywords}
Xe cứu thương nối hàng dài đưa F0 đến bệnh viện dã chiến. Ảnh BS Trần Văn Dương. 

Đoạn ghi âm được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.

Theo bà Phạm Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND phường Tân Định, ngay sau khi chở những trường hợp khác đi cách ly, khoảng 2 giờ sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã bố trí phương tiện và đội ngũ y tế chở hai bệnh nhân được nhắc đến trong file ghi âm trên đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 (Trưng dụng khu tái định cư Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức) để kiểm tra và theo dõi sức khỏe.

Một bác sĩ tại Phú Nhuận, TP.HCM cũng chia sẻ phòng khám đa khoa của anh có hai F0 có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 từ 8h sáng. Sau đó phòng khám thông báo lên trung tâm Kiểm soát bệnh tật HCDC TP.HCM để đưa bệnh nhân về cơ sở y tế thu dung nhưng tới tận khuya hai bệnh nhân này mới được đưa đi cách ly. Suốt thời gian đó, phòng khám đóng cửa ngừng hoạt động và hai bệnh nhân chỉ ngồi chờ HCDC đưa đi.

Trao đổi với Infonet, PGS Tăng Chí Thượng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết giải pháp căn bản nhất là các bệnh viện tăng giường cho F0 lên. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển đổi, thành lập các bệnh viện dã chiến không phải làm là được ngay mà cần vài ngày.

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu tất cả các quận huyện trong thành phố cần có 1 cơ sở cách ly tạm thời các trường hợp F0 để chờ bố trí giường thu dung sẽ đưa bệnh nhân đi.

Còn với các phòng khám tư nhân trong các quận huyện nếu test nhanh có ca dương tính với SARS-CoV-2 thì các phòng khám liên hệ tới các cơ sở y tế trong quận huyện để trung tâm y tế cập nhật và có biện pháp hỗ trợ cách ly người mắc Covid-19 để giảm nguy cơ lây cho cộng đồng. 

PGS Thượng cho biết thành phố đã giao cho các quận huyện phải quản lý hết nên không thể bất cứ ca F0 nào cũng gọi lên trung tâm kiểm soát bệnh tật vì sẽ quá tải, cập nhật lâu. Hiện TP.HCM đang theo phương án cho quận huyện quản lý F0, F1.

PGS Thượng khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, phối hợp lực lượng chức năng để tìm phương án ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Đặc biệt không tự ý rời khỏi nhà hoặc liên lạc với các đội ngũ cứu thương tư nhân để tự đến bệnh viện.

Đến trưa 14/7, TP.HCM ghi nhận 18.210 ca nhiễm Covid-19 tính từ làn sóng dịch thứ 4. Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP.HCM đang tập trung tầm soát F0 có trọng tâm trọng điểm, tách F0 khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể. Đồng thời, tập trung cho công tác tiêm vắc xin; tiến hành cách ly, thu dung điều trị F0 và tập trung các nguồn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng hoặc diễn biến nặng.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, với các bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế: có thể cho xuất viện vào ngày thứ 10 khi đảm bảo 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc tải lượng vi rút thấp (giá trị CT ≥ 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.

Trong thời gian tới, TP sẽ rà soát các kế hoạch, phương án nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá, cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị, hỗ trợ cho những người đang khó khăn,…

Khánh Chi 

 

Hà Nội là vùng trũng, nguy cơ dịch khó lường, làm gì để tránh như TP Hồ Chí Minh?

Hà Nội là vùng trũng, nguy cơ dịch khó lường, làm gì để tránh như TP Hồ Chí Minh?

PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội là 'vùng trũng', nhiều nơi đổ về, có thể có những ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, nên nguy cơ dịch khó lường.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

Đang cập nhật dữ liệu !