Lòng xào dưa là món ăn 'khoái khẩu' nhưng nhóm người nào tuyệt đối không nên đụng đũa?

Lòng xào dưa, lòng lợn là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều người đang trở thành hot trend trên mạng xã hội những giờ qua. Nhưng món ăn này có phải ai cũng có thể ăn thả phanh?

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng lòng xào dưa là món ăn dân dã, khoái khẩu của nhiều người.

“Đây là món ăn không độc hại, đa số đàn ông thích ăn khi nhậu. Tất nhiên lòng có chứa cholesterol thì chỉ nguy hại với những người mắc bệnh tim mạch…

Hơn nữa, lòng là bộ phân chứa chất thải của con lợn nên cần chú ý điều duy nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu lòng làm ẩu, không sạch thì dễ bị nhiễm bẩn, nguy cơ nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn do mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý.

Lòng xào dưa
Lòng xào dưa, món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhóm người nào tuyệt đối không đụng đũa?

Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, lòng có nhiều cholesterol, ăn nhiều gây tăng mỡ máu, vữa xơ động mạnh, không nên ăn thường xuyên. Do đó, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo người dân mỗi tháng chỉ nên ăn 1-2 lần.

Đối với dưa muối, món ăn dân dã quen thuộc của nhiều người dân, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng nhấn mạnh do dưa nhiều muối nhằm để được lâu nên người dân cũng không nên ăn nhiều, dễ tăng huyết áp.

“Món dưa nấu lòng, lòng xào dưa chỉ nên ăn  1-2 lần/ tháng là vừa phải”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm nói với phóng viên. 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không phải ai cũng ăn được lòng lợn. Có những nhóm người ăn lòng lợn sẽ gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe.

Đầu tiên là những người đang bị cảm, ốm, sốt có sức đề kháng yếu thì không nên ăn lòng. Trong lòng lợn chứa nhiều cholesterol dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì thế những người thể trạng đang yếu tuyệt đối đừng nên ăn.

Ngoài ra trong lòng lợn chứa nhiều những vi khuẩn, virus gây bệnh sống kí sinh tồn tại trong cơ thể động vật. Những vi khuẩn này có thể ẩn chứa rất nhiều dịch bệnh và dễ lây bệnh sang cơ thể người nếu ăn phải. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu...

Bà bầu cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn những món ăn từ nội tạng (tiết canh, lòng lợn, gan, mề,...) bởi những món ăn từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Một căn bệnh đáng sợ hơn đó là nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, loại vi khuẩn này thường bám trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, nem chua,… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe.

Tiếp đến người có đường tiêu hoá kém cũng không nên ăn nội tạng động vật. Bởi trong nội tạng tạng lợn hầu hết đều chứa một lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Do vậy khi ăn phải những món ăn từ lòng lợn được chế biến không đảm bảo vệ sinh rất có thể cơ thể người phải đối mặt với những bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như tiêu chảy, tả, lị, đau bụng,...

Nguy hiểm hơn còn phải đối mặt với các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, nặng hơn có thể tử vong.

Đặc biệt với những người mắc bệnh tim mạch cũng tuyệt đối không đụng đũa đến món ăn khoái khẩu này. Bởi lòng nói riêng và nội tạng lợn nói chung chứa nhiều đạm, giàu chất béo và hàm lượng cholesterol rất cao.

Ăn nhiều lòng lợn không chỉ gây thừa cân, béo phì mà còn gây ra những căn bệnh về tim mạch. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng kị các món ăn nhiều cholesterol như lòng lợn.

N.Huyền

Để vợ 'cầm cương', quý ông 'ngã ngựa'

Để vợ 'cầm cương', quý ông 'ngã ngựa'

Hai vợ chồng quần áo xộc xệch đi vào viện trong tâm trạng lo lắng vì 'vùng kín' của chồng tím thâm như quả cà.

Chuyên gia nói gì về 'cơn lốc' trà sữa, món đồ uống 'vạn người mê'?

Chuyên gia nói gì về 'cơn lốc' trà sữa, món đồ uống 'vạn người mê'?

Trà sữa không chỉ gây nghiện cho giới trẻ, thậm chí người lớn tuổi cũng nghiện nó. Trà sữa không có hại nhưng dùng không hợp lý lại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Loại quả bán đầy chợ không chỉ tốt cho tiêu hoá mà còn giảm nguy cơ đột quỵ

Loại quả bán đầy chợ không chỉ tốt cho tiêu hoá mà còn giảm nguy cơ đột quỵ

Na chứa một số hợp chất trong đó có kali giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao ở những người bị bệnh tăng huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !