Khó tiếp cận vốn ngân hàng, doanh nghiệp như những cánh đồng khô hạn

Có gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết, trở ngại lớn nhất khiến họ không thể vay vốn ngân hàng là không có tài sản đảm bảo dù có dự án hiệu quả.

Không vay được vốn vì thiếu tài sản bảo đảm

Một trong những khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp hiện nay, theo Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, là tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. “Các doanh nghiệp rất mong muốn được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh nhưng không dễ do những ràng buộc quá lớn về thủ tục, quy trình thẩm định cho vay”, ông nói.

Hiện nay, các ngân hàng vẫn thẩm định, đánh giá các khoản vay bằng tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính hiệu quả của dự án kinh doanh. Điều này làm cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không dễ tiếp cận nguồn vốn do không đủ các điều kiện vay vốn thế chấp.

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải chính là tiếp cận tín dụng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Vào vai một doanh nghiệp, tôi gọi đến phòng giao dịch của một số ngân hàng tại Hà Nội hỏi vay vốn cho một dự án sản xuất đồ nội thất. Ngoài chuyện chung là lãi suất cao chót vót, các nhân viên tư vấn đều đưa ra điều kiện bắt buộc là phải có tài sản đảm bảo.

Khi tôi hỏi, nếu không có tài sản đảm bảo nhưng có phương án kinh doanh hiệu quả thì có được ngân hàng xem xét cho vay không? Câu trả lời là không!

Như vậy, đúng như ông Thân nói, cánh cửa tiếp cận tín dụng từ ngân hàng cơ bản đã khép lại với các doanh nghiệp nếu không có tài sản đảm bảo cho dù dự án của họ có khả năng sinh lời như thế nào.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải chính là tiếp cận tín dụng. Năm 2022 chỉ có gần 18% doanh nghiệp được hỏi cho biết có khoản vay tại các ngân hàng.

Điều đáng quan tâm là tỷ lệ này đã giảm liên tiếp trong thời gian gần đây. Năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có khoản vay từ các tổ chức tín dụng là gần 49%, sang năm 2018 còn 45%, năm 2019 còn 43%, năm 2020 còn hơn 42%, năm 2021 còn trên 35% và năm 2022 chỉ còn gần 18%.

Có gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết, trở ngại lớn nhất khiến họ không thể vay vốn là không có tài sản đảm bảo, theo VCCI.

Việt Nam hiện có khoảng 800.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, trong đó hơn 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với tỷ lệ trên có thể suy ra chỉ có khoảng 142.000 doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng; đại đa số còn lại thì không.

Qua trao đổi, nhiều doanh nghiệp cũng giãi bày, khó khăn nhất hiện nay với họ chính là thiếu vốn. Giám đốc một công ty sản xuất cơ khí nhỏ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội kể rằng, do không tiếp cận được tín dụng ngân hàng, những lúc thiếu vốn thường phải đi vay “nóng” từ các nguồn bên ngoài.

Thậm chí, nhiều lần ông phải cầm cố chiếc ô tô mình đang sử dụng để lấy vốn mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Chuyện vay bên ngoài lãi suất cao với ông cũng không phải hiếm vì không còn cách nào khác. Ông thừa nhận, thiếu vốn, khó tiếp cận vốn làm cho doanh nghiệp chỉ đủ công việc cho công nhân sống qua ngày. “Muốn mở rộng hay phát triển lên là rất khó”, ông nói.

Như những cánh đồng khô cằn

Thiếu vốn, doanh nghiệp Việt Nam không khác những thửa ruộng khô cằn, không có nước mà trên đó chẳng thể ươm mầm hay có thứ gì tươi tốt mọc lên được. "Cơn khát" tín dụng chính là hình ảnh đó của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Chính vì thế, sau nhiều năm phát triển, đa số vẫn hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, không bài bản. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao rất thấp, chỉ đạt 2%, còn đa số vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với khu vực. Đầu tư ít cho khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo hay chuyển đổi số có nguyên nhân chính là do thiếu vốn.

Các doanh nghiệp ít đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo có nguyên nhân chính là do thiếu vốn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Ai cũng hiểu, nếu không đẩy mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chắc chắn chúng ta sẽ mắc kẹt trong "hố" năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình.

Quy mô của một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam điển hình hiện nay có 21 nhân viên và 15 tỷ đồng vốn đầu tư cố định, tiếp cận tín dụng khó khăn, lấy đâu sức bật để vươn lên?

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là nền tảng của tiến trình công nghiệp hóa, giúp nhiều quốc gia “hóa rồng”, mang đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững, hiện chỉ có 14% số doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu vẫn là gia công giản đơn.

Không những khó tiếp cận tín dụng mà mặt bằng lãi suất cho vay của ngân hàng lại cao gấp đôi các nước trong khu vực. Chẳng hạn, so với Trung Quốc hiện lãi suất cho vay khoảng 4,14%, thì thấy doanh nghiệp Việt Nam không có cửa nào để cạnh tranh, nhìn từ chi phí vốn.

Lãi suất cao không chỉ khiến cho khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp giảm đi, nó còn làm cho việc phân bổ nguồn lực tài chính của nền kinh tế bị méo mó. Những dự án kinh doanh tốt nhưng không chịu được lãi suất cao sẽ không thể đi vào hoạt động.

Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, tài chính toàn diện được hiểu là: “việc mọi người dân và doanh nghiệp, được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Chiến lược trên đặt ra mục tiêu: “phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng”.

Vì thế, chính sách tiền tệ cần được điều hành sao cho các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng để phù hợp với Chiến lược trên, và quan trọng nhất là cần đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Trần Thủy

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.