Khó khăn khi quản lý ATTP sản phẩm truyền thống
Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư.
Khó khăn khi quản lý
Do đó, việc sản xuất sản phẩm thực phẩm truyền thống từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, làm sao để quản lý sản xuất thực phẩm truyền thống được đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), đảm bảo quy trình kỹ thuật, đủ dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm thực phẩm truyền thống mang tính gia đình cũng được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhưng việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất này cũng còn nhiều khó khăn do các cơ sở mang tính nhỏ lẻ khó kiểm soát.
Trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ Trần Ngọc Thực – Trưởng bản Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 57 làng nghề truyền thống, trong đó có 15 làng nghề sản xuất, chế biến thực phẩm nông sản với khoảng 2.424 hộ tham gia sản xuất, 5.063 người lao động. Các mặt hàng thực phẩm của các làng nghề sản xuất, chế biến nông sản ở Bắc Ninh bao gồm: sản phẩm rượu gạo; đậu phụ, nem bùi; mỳ bún, phở; bánh phu thê… Vậy điều đầu tiên quan trọng nhất để các sản phẩm trên được đảm bảo ATTP là các thực phẩm dùng để sản xuất phải là các nguyên liệu an toàn.
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chiếm tới 86% nên việc quản lý ATTP đối với các cơ sở này còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị dụng cụ chưa được chú trọng, còn lạc hậu, thô sơ.
Ông Thực cũng cho biết Bắc Ninh đã không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân.Yêu cầu các cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước trong sản xuất thực phẩm tiêu dùng đặc biệt là thực phẩm truyền thống.
Thời gian qua, Ban Quản lý ATTP đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động đảm bảo ATTP, đặc biệt đối với các làng nghề truyền thống sản xuất thực phẩm và đạt được những quả nổi bật.
Qua đó, cũng đã góp phần làm thay đổi ý thức, thực hành của người trực tiếp sản xuất tại các làng nghề: Các hộ sản xuất đã có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật; chủ động thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện/ký bản cam kết đảm bảo ATTP; tự công bố sản phẩm cũng như tập huấn, cập nhật kiến thức về ATTP.
Khó khăn khi quản lý ATTP sản phẩm truyền thống |
Tuy nhiên các cơ sở sản xuất hàng thực phẩm còn nhỏ lẻ mang tính gia đình. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân vì lợi nhuận kinh tế nên chưa tự giác chấp hành các quy định về ATTP; ý thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm chưa cao nên khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về ATTP.
Cần tránh chồng chéo
Hiện nay, để đáp ứng được cơ sở sản xuất an toàn, theo ông Thực các cơ sở phải đảm bảo đủ ba điều kiện:
Thứ nhất, điều kiện về địa điểm, cơ sở sản xuất: địa điểm ở đâu, môi trường như thế nào, thiết kế, bố trí và kết cấu nhà xưởng có đảm bảo khoa học, bố trí kho nguyên liệu có hợp lý, để nguyên liệu ra sao, khu vực sản xuất, khu vực đóng gói có riêng biệt, khu vực rửa tay, ... Tiếp đó đến nguồn nước sản xuất vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, thông gió, hệ thống thoát nước thải,... Tất cả các điều kiện trên cần tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy định của nhà nước, theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
Thứ hai là điều kiện về trang thiết bị dụng cụ: thiết bị dụng cụ sản xuất, bao gói vận chuyển, phương tiện thiết bị phòng chống côn trùng, trang phục lao động khi tiếp xúc với nguyên liệu.
Thứ ba là điều kiện về con người: người sản xuất phải có sức khỏe đảm bảo, không mắc bệnh truyền nhiễm đồng thời phải có kiến thức về an toàn thực phẩm.
Ông Thực cho rằng để đảm bảo tốt hơn công tác an toàn thực phẩm ở các làng nghề có sản phẩm thực phẩm truyền thống, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất về an toàn thực phẩm.
Về phía quản lý nhà nước, ông Thực cho rằng cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP; hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về ATTP khi đi vào hoạt động.
Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP, xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.