Khai thác cá cơm hiệu quả, ngư dân Quãng Ngãi phấn khởi

Thời gian gần đây, hàng trăm tàu thuyền làm nghề đánh cá cơm của ngư dân xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi liên tục trúng những mẻ cá lớn. Cá cơm là nguồn nguyên liệu làm nước mắm chính cho thị trường nước mắm ở nước ta.

Ngư trường gần bờ ở vùng biển Quảng Ngãi đang xuất hiện nhiều đàn cá cơm lớn. Hàng trăm tàu thuyền làm nghề đánh cá cơm của ngư dân xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi liên tục trúng những mẻ cá lớn. Sau mỗi đêm ra khơi, mỗi tàu cũng thu nhập vài chục triệu đồng. Được mùa cá cơm, không những ngư dân phấn khởi mà còn giải quyết việc làm người lao động trên bờ.

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV

Bãi biển Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi trong những ngày này náo nhiệt với không khí mua bán thủy sản. Những con tàu đánh cá liên tục cập bờ. Từng giỏ cá cơm tươi rói nhanh chóng được chủ tàu và bạn chài đưa xuống thúng. Từng tốp người kẻ khuân, người vác đưa từng sọt cá vào bờ. Những cuộc mặc cả của tư thương và chủ tàu rôm rả suốt từ sáng tinh mơ đến trưa ở bãi biển Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi. Ai cũng rạng niềm vui vì các phiên biển vừa qua liên tiếp trúng đậm cá cơm.

Đang chuyển từng mẻ cá cơm đưa lên giao cho tư thương, ngư dân Kiều Thoại ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi cho biết, cá cơm được 3, 4 bữa nay. Hôm qua được dày, ghe cũng được 4-5 tấn. Từ 3 giờ chiều đưa ghe ra sáng vô, đánh cả đêm. Giá cá 15.000-16.000 đồng/kg thì 1 tấn cũng được 14-15 triệu đồng. Cá vô dày thì dân mình cũng có ăn.

Các chủ tàu cho hay, cá cơm liên tục xuất hiện gần bờ nên các tàu chỉ cần chạy khoảng 10 hải lý trở lại là thả lưới bắt cá. Mỗi năm cá cơm xuất hiện vào khoảng thời gian sau Tết nguyên đán và Rằm tháng 8. So với mọi năm, năm nay sản lượng cá cơm thu hoạch cao hơn, giá cả lại ổn định nên mấy ngày qua có tàu ra khơi thu về gần trăm triệu đồng. Với giá cá cơm dao động từ 16.000 - 20.000 đồng/kg như hiện nay đã mang lại thu nhập đáng kể cho các chủ tàu và bạn chài.

Cá cơm được đánh bắt gần bờ nên tươi ngon, vì vậy, khi có tàu cập bến là hàng trăm tiểu thương tranh nhau mua. Theo tiểu thương tại thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, một phần cá sẽ được bán tại các chợ trong tỉnh, phần lớn hơn được mua để làm cá cơm hấp, làm mắm hoặc đưa đi bán ở các tỉnh lân cận.

Cá cơm được mùa, được giá không chỉ mang đến niềm vui cho ngư dân mà còn tạo điều kiện cho phụ nữ miền biển kiếm thêm thu nhập. Từng sọt cá cơm mới được chuyển từ ghe vào nhanh chóng được muối mắm ngay trên bờ biển.

Chị Đỗ Thị Sương, ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi đang trải bạt, khoanh thành từng ô vuông để muối cá cơm ngay trên bờ biển, trải lòng, trúng cá cơm thì ai cũng mừng. Thu nhập ra vô cũng đỡ, thu mua hết. Ai đi chợ thì đi, ai hấp thì hấp. Cá không tươi thì muối.

Không khí lao động trên bãi biển Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi khá khẩn trương và náo nhiệt. Những thanh niên trai tráng thì theo tàu ra khơi đánh cá. Trên bờ, từng tốp phụ nữ và những người lớn tuổi phân loại cá cơm để sơ chế. Niềm vui trúng mùa cá cơm đã tiếp thêm động lực để ngư dân vươn khơi, bám biển.

Nguồn lợi cá cơm giảm mạnh

Theo Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT), trữ lượng cá cơm (nguyên liệu chính của nghề làm nước mắm truyền thống) tại vùng biển Tây Nam bộ đang bị suy giảm mạnh do khai thác ở mức cao. Trong giai đoạn 2014 - 2016, tổng sản lượng cá cơm đánh bắt được chỉ đạt 83.000 tấn/năm, giảm mạnh so với con số 120.000 tấn/năm trong giai đoạn 2004 - 2006.

Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, sản lượng cá cơm khai thác của ngư dân trên địa bàn đạt 18.000 - 20.000 tấn/năm, trong đó 70 - 80% phục vụ cho các nhà thùng chế biến nước mắm tại Phú Quốc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây có thêm một số thương lái ngoài tỉnh đến mua cá cơm tươi với giá cao, dùng hình thức bảo quản lạnh đưa vào bờ để chế biến xuất khẩu. Do đó giá cá cơm bị đẩy lên tới 17.000 - 18.000 đồng/kg, cao hơn nhiều giá cá cơm ướp muối để đưa vào chế biến nước mắm (10.000 - 11.000 đồng/kg).

Không thể cạnh tranh về giá trong khi nguồn nguyên liệu cá cơm giảm, số nhà thùng ủ chượp nước mắm tại Phú Quốc đã giảm mạnh, từ hơn 100 hộ (năm 2012) còn 58 hộ (năm 2016).

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !