Kết quả bất ngờ khi thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, Bộ GD&ĐT cho biết sau 8 năm triển khai giai đoạn 1 của đề án đã đạt được những kết quả khá tốt.
Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,85% (thấp hơn 0,15% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020), trong đó: số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỷ lệ 99,3% (cao hơn 0,3% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ tương ứng là 94,88% (cao hơn 0,88% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020) và 97,91% (cao hơn 1,91% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
90,8% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại (cao hơn 0,8% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,85% |
Tỷ lệ biết chữ của nữ giới từ 15 – 60 tuổi khá cao. Chỉ số cân bằng giới gần đạt được sự cân bằng tuyệt đối.
100% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và 33,3% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 và 27,93% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và 4,76% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ
Số cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm đạt 93,89% (thấp hơn 6,11% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 đạt 43,53% (cao hơn 3,53% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 3 đạt 19,14% (thấp hơn 0,86% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Tỷ lệ công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa tăng hằng năm (năm 2020 đạt 38,28%).
Tính đến tháng 12 năm 2020, có 22/63 tỉnh, thành phố đạt được mục tiêu số 2 của Đề án là: Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Kết quả học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Đối với cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện:
94,22% cán bộ, công chức từ trung ương đến huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định (thấp hơn 5,78% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020);
84,98% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định (thấp hơn 15,02% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020);
82,77% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm (thấp hơn 7,23% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
86,84% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc (thấp hơn 13,16% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020);
94,75% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định (thấp hơn 0,25% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020);
83,88% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm (thấp hơn 1,12% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Đối với lao động nông thôn
Số lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các TTHTCĐ đạt 69,78% (thấp hơn 0,22% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Đối với công nhân lao động
Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 66,97% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế có trình độ trung học phổ thông và tương đương (thấp hơn 23,03% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020); tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn tăng hằng năm; tỷ lệ công nhân lao động đã qua đào tạo (bao gồm cả doanh nghiệp tự đào tạo và đào tạo ngắn ngày tại các cơ sở đào tạo) là 82,4% (thấp hơn 12,6% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020).
Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn
Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống tăng nhanh theo từng năm. Số học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống thông qua các môn học tại các cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ 64,6%, cao hơn 14,6% so với mục tiêu của Đề án 89 đến năm 2020.
Hoàng Thanh