Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Bộ Tài nguyên và Môi trường kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Chiều 29/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công an tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2022-2026; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ người dân, an ninh, trật tự, an toàn cho người dân và xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp tốt hơn. (Ảnh: Minh Thư)

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đến nay ngành tài nguyên và môi trường đã hoàn thành số hóa, đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu ở 397/705 đơn vị cấp huyện với 43 triệu thửa đất. Trong đó đã kết nối, chia sẻ 18 trường thông tin ở 56/63 tỉnh, thành phố; 316/705 đơn vị cấp huyện, 4.076/10.599 đơn vị cấp xã với hơn 24 triệu thửa đất và số lượng kết nối đang tiếp tục tăng.

Các dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu dân cư được triển khai trong đó thủ tục "Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)" đã được triển khai tại 50/63 tỉnh, thành phố..

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an hy vọng cơ sở dữ liệu kết hợp không chỉ tạo ra thuận lợi công tác quản lý mà còn tạo ra tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ... kết nối, xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ cũng vận hành hệ thống hồ sơ điện tử phục vụ chỉ đạo điều hành, xử lý hồ sơ, ký số hoàn toàn trên môi trường mạng đảm bảo văn bản xử lý theo thời gian thực. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử lý, giải quyết trên 301.500 văn bản đến, 69.400 hồ sơ, văn bản đi; tỷ lệ văn bản điện tử gắn ký số đạt xấp xỉ 100%.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ tập trung chuyển đổi số, trong đó mục tiêu đặt ra là sớm đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; vận hành cổng thông tin địa lý quốc gia để người dùng làm dữ liệu; phát triển dữ liệu số và kết nối, chia sẻ dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, tập trung, thống nhất, bảo đảm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý đất đai và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Mục tiêu đến tháng 6/2023, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 454/705 huyện tại các địa bàn đông dân, đến hết năm 2023, đạt 550 huyện; hình thành nền tảng dữ liệu phục vụ quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số; kết nối, xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản.

Minh Thư

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !