Indonesia – Nhân tố mới trong cuộc chiến tranh chấp lãnh hải

Indonesia đang trở thành nhân tố mới khơi mào các cuộc tranh chấp lãnh hải với nhiều quốc gia láng giềng như Singapore, Australia và Papua New Guinea.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Indonesia và các quốc gia láng giềng đã bất ngờ dậy sóng trong vài tuần gần đây. 

Điều này được thể hiện rõ nhất qua bài viết về những thành công của mối quan hệ ngoại giao hạn chế trong một thập niên của Indonesia và được hai tác giả Ted Piccone và Bimo Yusman đăng tải hồi tuần trước. 

Bài viết này đã nhắc tới sự trỗi dậy bất thường của lực lượng hải quân Indonesia khiến Singapore, Papua New Guinea và Australia "bực mình".

Singapore 

Hải quân Indonesian đã "chọc giận" Singapore sau khi tuyên bố sửa tên của 1 trong 3 chiến hạm mua lại của Anh thành KRI Usman Harun. 

Indonesia – Nhân tố mới trong cuộc chiến tranh chấp lãnh hải - ảnh 1

Ba chiến hạmKRI Usman Harun 359 (phải), KRI John Lie 358 (giữa) và KRI Bung Tomo 357 (trái) của Hải quân Indonesia

Chiếc tàu KRI Usman Harun được đặt theo tên của 2 lính thủy đánh bộ Indonesia là Usman Haji Mohamed Ali và Harun Said – những người đã thực hiện vụ đánh bom vào tòa nhà MacDonald tại Singapore vào năm 1965 làm 3 dân thường thiệt mạng và 33 người khác bị thương.

Hai người này đã bị kết tội và treo cổ tại Singapore vào năm 1968, bất chấp lời xin khoan hồng của Tổng thống Indonesia lúc đó là Suharto. Cả hai người lính này đã được tôn vinh là những người anh hùng ở Indonesia.

Mối quan hệ giữa hai nước trở nên vô cùng căng thẳng cho đến khi Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tới thăm Indonesia vào năm 1973 và đến đặt vòng hoa lên mộ của hai lính thủy đánh bộ này tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata, phía nam thủ đô Jakarta.

Theo quan chức quốc phòng Indonesia, quyết định đổi tên đã được thực hiện hồi tháng 12/2012 nhưng chỉ được công khai trước dư luận vào tháng này. Do đó, tên của con tàu sẽ vẫn giữ nguyên là KRI Usman Harun. 

Thậm chí, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono còn cảnh báo Singapore nên có phản ứng "hợp lý" với chuyện đặt tên tàu. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore cũng đã bày tỏ mối quan ngại về chuyện đổi tên tàu tới người đồng cấp Indonesian. Sự việc này có khiến quan chức hai nước hủy bỏ hiệp ước liên minh quân sự tầm trung được đưa ra trong cuộc Triển lãm Hàng không Singapore 2014 vừa diễn ra. 

Hôm 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố Singapore sẽ không cho phép tàu chiến KRI Usman Harun của Indonesia được cập cảng hải quân nước này.

Đáp lại, chính phủ Indonesian đã lên tiếng hối thúc Singapore không nên "coi những anh hùng quốc gia của nước này là những kẻ khủng bố" và "dừng phản ứng thái quá". 

Ngoài ra, Indonesia cũng loại bỏ khả năng quyết định đổi tên tàu gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với Singapore. Theo đó, Indonesia đã không lường trước được tính nhạy cảm của việc đổi tên tàu và nguy cơ mất đi một đồng minh trong khu vực. 

Papua New Guinea

Hồi tuần trước, truyền thông Indonesia đã đăng tin về vụ va chạm giữa một thuyền đánh cá của ngư dân Indonesian và lực lượng bảo vệ bờ biển của Papua New Guinea (PNG) ngay tại khu vực biên giới chung ngoài khơi đảo New Guinea hôm 6/2. 

Indonesia – Nhân tố mới trong cuộc chiến tranh chấp lãnh hải - ảnh 2

Tàu tuần traHMPNGS Moresby P-04 của Hải quânPapua New Guinea

Theo đó, 10 ngư dân sinh sống tại thành phố Merauke thuộc tỉnh Papua của Indonesia đã bị 3 xuồng cao tốc của quân đội PNG chặn lại khi đang trên đường tới làng Kadawa của PNG. 

Lực lượng quân đội PNG đã chĩa súng buộc các ngư dân thả neo, sau đó cướp bóc và buộc họ tự bơi vào bờ trong khi chiếc tàu cá bị thiêu rụi. Trong đó, 5 ngư dân đã tử nạn do không đủ sức bơi vào bờ. 

Ngay sau sự việc, tờ Jakarta Post cho biết Hạm đội Đông Indonesian đang tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân, cũng như điều động thêm các xuồng cao tốc tuần tra từ căn cứ hải quân Merauke và tàu chiến KRI Abdul Halim Perdanakusumah (355) để tìm kiếm những ngư dân mất tích. 

Giới chức địa phương Indonesia đã xuất trình giấy xin di cư đi qua vùng biên giới chung với PNG của các ngư dân đồng thời tỏ ý phẫn nỗ trước cách xử lý sự việc của lực lượng chức năng PNG. 

"Ngay cả khi xảy ra xung đột, họ cũng không thể thiêu rụi chiếc tàu cá và bắt các ngư dân tự bơi vào bờ", phát ngôn viên cảnh sát Papua nói. 

Giới chức Indonesian đã yêu cầu phía PNG đưa ra lời giải thích và đề nghị giúp đỡ cứu hộ cũng như cho phép nhóm tìm kiếm của Indonesian triển khai nhiệm vụ trong hải phận của PNG. 

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao PNG Rimbink Pato xác nhạn lực lượng tàu tuần tra của PNG đã xuất hiện tại  khu vực biên giới chung phía nam với Indonesia đúng thời điểm xảy ra vụ việc. Ông Pato cũng khẳng định vụ việc đang được điều tra làm rõ và lực lượng quốc phòng PNG sẽ đưa ra lời giải thích trước cáo buộc của Indonesia. 

Trong khi đó, các chính trị gia đối lập Indonesian cáo buộc sự việc đáng tiếc trên xảy ra xuất phát từ hành động vô tổ chức của các lực lượng địa phương chứ không phải là "cuộc thử nghiệm" khả năng sẵn sàng ứng phó trước tình huống bất ngờ của Indonesia. 

Australia 

Giữa tháng Một năm nay, mối quan hệ giữa Australia và Indonesia rơi vào vùng xoáy căng thẳng khi các lực lượng Australia triển khai chiến dịch "càn quét" trong lãnh hải Indonesia. 

Indonesia – Nhân tố mới trong cuộc chiến tranh chấp lãnh hải - ảnh 3

Tàu đổ bộ hạng nặngHMAS Labuan L-128của Hải quânAustralia

Jakarta đã yêu cầu giới chức Australia đưa ra lời xin lỗi cũng như hủy bỏ chính sách dùng hoạt động quân sự để ngăn tàu chở người nhập cư trái phép phải quay trở về nước.

Ngoài ra giới chức Không quân và Hải quân Indonesia cũng thông báo kế hoạch triển khai tàu chiến, tàu hộ tống, tàu trang bị tên lửa, ngư lôi và tàu tuần tra dọc khu vực biên giới đường biển với Australia nhằm phản ứng nhanh trước mọi cuộc xâm phạm lãnh hải trong tương lai. 

Thủ tướng Australia Tony Abbott cho rằng các lực lượng tuần tra nước này đang cứu mạng những công dân Indonesia nhập cư trái phép vốn mạo hiểm tính mạng của mình trên các con tàu chở hàng. 

Tuy nhiên, quan chức hàng đầu chính phủ, bộ quốc phòng và hải quan Australia đã cùng lên tiếng xin lỗi về việc xâm phạm lãnh hải Indonesia đồng thời nhấn mạnh hành động này không hề có chủ ý và hứa tìm kiếm những giải pháp ngăn chặn nguy cơ xung đột. 
Minh Thu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !