Hút thuốc lá cả chục năm, 23 tuổi đã nhồi máu cơ tim
Theo GS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, ông từng điều trị cho nam thanh niên mới 23 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim 2 lần và có thâm niên cả chục năm hút thuốc.
Bệnh tim mạch ở người trẻ
Trường hợp nam thanh niên vào viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân hút thuốc lá từ năm 12, 13 tuổi làm công nhân ở khu công nghiệp Đức Giang. Đến năm 21 tuổi bệnh nhân đã vào viện vì nhồi máu cơ tim nhưng đến năm 23 tuổi lại bị cấp cứu lần nữa vì nhồi máu cơ tim.
BV Nhân dân 115 TP.HCM cũng từng cấp cứu nam thanh niên 25 tuổi bị nhồi máu cơ tim và bệnh nhân hoàn toàn chưa có bệnh lý mạn tính, tiền căn gia đình không ghi nhận gì nổi bật.
Bệnh nhân từng sống ở Châu Âu và trong thời gian này, do thời tiết lạnh, bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá, xấp xỉ 1 gói (20 điếu)/ngày.
Bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh mới xảy ra trong ba ngày nay đau nhức toàn thân, khó thở hai thì phải nằm đầu cao, sốt nhẹ, ho đàm đục lượng ít và nổi bật là đau vùng ngực trái liên tục, mức độ trung bình đến nặng.
Bệnh nhân làm xét nghiệm thấy men tim tăng quá cao trên một bệnh còn trẻ tuổi, chẩn đoán đầu tiên nghĩ đến là viêm cơ tim cấp thay vì Nhồi máu cơ tim cấp. Lý giải cho điều này là do các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành trên BN này rất nghèo nàn ngoại trừ hút thuốc lá; đồng thời, bệnh nhân còn có biểu hiện giống hội chứng nhiễm siêu vi cấp. Tuy nhiên với các chỉ số của bệnh nhân bác sĩ vẫn thiên hướng điều trị theo chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Hút thuốc lá cả chục năm, 23 tuổi đã nhồi máu cơ tim |
Bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ GS Bình cho hay các nguyên nhân thường được ghi nhận chủ yếu là do thói quen sống có hút thuốc lá, thừa cân – béo phì, có hội chứng chuyển hóa, rối loạn đông máu hơn là các yếu tố kinh điển như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Có tới 30 % trường hợp tăng huyết áp người trẻ tìm được nguyên nhân và những nguyên nhân này có thể sửa chữa được những thói quen như hút thuốc lá, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp người trẻ thường gặp là: Hẹp động mạch thận, U tủy thượng thận, U vỏ thượng thận, bệnh lý chủ mô thận, bệnh hẹp eo động mạch chủ.
Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ
Theo bác sĩ Nguyễn Tất Trung – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến tử vong trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù mắt...
Dự báo năm 2025 trên thế giới có 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam số người Tăng huyết áp chiếm 47,3% ( Nghiên cứu của Viện Tim Mạch Việt Nam năm 2015).
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là Tăng huyết áp khi huyết áp tối đa 140mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu >90mmHg.
Khi đo huyết áp người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 15 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (thuốc lào – thuốc lá; trà, cà phê). Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần cách nhau 2-5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo.
Để điều trị tăng huyết áp, chính là đưa huyết áp về số mục tiêu đa số <140/90mmHg cho hầu hết trường hợp.
Điều đầu tiên điều trị huyết áp không phải là thuốc, mà đó là chế độ ăn, chế độ tập luyện hợp lý:
2. Hạn chế sử dụng rượu, bia ( Lượng cồn nam từ 20-30g/ ngày, nữ từ 10-20g/ngày) ((10 gam cồn tương ứng 330ml bia, 120ml rượu vang, 30ml rượu mạnh)
3. Ăn nhiều hoa quả tươi, thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo
4. Tăng cường vận động thể lực ( ít nhất 30 phút/ ngày, 1 tuần ít nhất tập 5 ngày)
5. Giảm cân ( chỉ số khối cơ thể BMI <23kg/m2), vòng bụng nam <90cm, nữ <80cm, giảm Stress.
6. Bỏ thuốc lá, thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp và nhiều loại bệnh hô hấp, tim mạch. Khác với thói quen sống có thể thay đổi dễ dàng, hút thuốc lá khiến người dùng nghiện chất nicotine và do đó, quá trình cai nghiện cũng cam go hơn nhiều. Để thành công, bạn sẽ cần đến một kế hoạch chi tiết, quyết tâm của chính bản thân và sự khuyến khích, hỗ trợ của mọi người xung quanh.
Khánh Chi