Hội Khuyến học Bến Tre vận động được 21 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Theo Hội Khuyến học tỉnh Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số tiền vận động 3 cấp Hội được hơn 21,42 tỷ đồng; cấp học bổng và khen thưởng 26.286 suất với số tiền 19,546 tỷ đồng.

Thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bến Tre đặc biệt quan tâm, bởi mục đích và ý nghĩa của công tác này không chỉ là góp sức phấn đấu cho phong trào "toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", mà cùng với đó, còn nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.

Theo đại diện Hội khuyến học tỉnh Bến Tre thì tính đến thời điểm hiện tại, địa bàn có có 446.223 hội viên, đạt tỷ lệ 34,62%, vượt chỉ tiêu được giao và xếp thứ 4 so với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tăng 0,29% so với cuối năm 2021). 

Hội có 21.706 hội viên là Đảng viên; có 909 ban khuyến học, tăng 62 ban so cuối năm 2021. Hội có 157 hội khuyến học ở các xã, phường, thị trấn toàn tỉnh, 1.471 chi hội, 13.990 tổ hội; 409.203 HV được cấp thẻ hội, đạt 91,70% so với tổng số hội viên.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số tiền vận động 3 cấp Hội hơn 21,42 tỷ đồng. Cấp học bổng và khen thưởng 26.286 suất, số tiền 19,546 tỷ đồng; cấp phát học phẩm, dụng cụ học tập, xe đạp, nhà khuyến học, cầu khuyến học... trung bình 22.740 đồng/người dân/năm.

Cũng theo Hội Khuyến học tỉnh Bến Tre thì công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh ngày càng có nhiều chuyển biến tốt là do nhận thức được nâng lên từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương dành sự quan tâm tích cực. Bên cạnh đó, đa số cán bộ hội chủ chốt ở cơ sở đều có tâm huyết, nhiệt tình trong công tác nên thu hút được nhiều nguồn lực tham gia...

Tuy nhiên, hạn chế thời gian qua là công tác tuyên truyền, vận động về tổ chức hội, nêu gương điển hình còn yếu. Nhiều cơ sở chưa làm tốt công tác xây dựng hội, phát triển hội viên. Đây là những việc mà hội sẽ cố gắng đề ra các giải pháp để khắc phục.

"Trước mắt, hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Song song với công tác xây dựng và phát triển tổ chức, hội tiếp tục vận động quỹ khuyến học, khuyến tài để giúp đỡ nhiều hơn nữa những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình”, đại diện Hội Khuyến học tỉnh Bến Tre cho hay. 

Thành lập Quỹ Khuyến học Nguyễn Đình Chiểu

Cũng trong tháng 7/2022, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Đình Chiểu.

{keywords}
Lễ ra mắt quỹ khuyến học Nguyễn Đình Chiểu

Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Đình Chiểu là quỹ xã hội, hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không vì lợi nhuận. Quỹ được lập nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển giáo dục và đào tạo, giúp đỡ kịp thời học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện, cơ hội tiếp bước đến trường, thực hiện hoài bão, vươn lên thoát nghèo, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Đồng thời, Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Đình Chiểu cũng hướng tới giúp ươm mầm, tạo bệ đỡ cho những người tài trên các lĩnh vực có thêm điều kiện, động lực phát huy tài năng, khuyến khích nhân tài đóng góp công sức, trí tuệ, tài năng cho xây dựng và phát triển quê hương Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Bên cạnh đó, Quỹ còn là nguồn tài chính để hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong học tập, người có đề tài khoa học ứng dụng phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và những người tiêu biểu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn học tại huyện Ba Tri; hỗ trợ, khuyến khích phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước.

Quỹ được hình thành từ nguồn xã hội hóa và do Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Tri quản lý. Đến nay, quỹ thu hút được 1,5 tỉ đồng từ các mạnh thường quân.

Phát biểu tại lễ ra mắt Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Ba Tri Bùi Thành Dương, Trưởng ban sáng lập quỹ cũng đã kêu gọi tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân hướng về Ba Tri, ủng hộ Quỹ để góp phần phát triển quỹ, giúp thêm nhiều học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, nhiều người tài được hỗ trợ.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !