Học sinh nghèo được nhận Mái ấm khuyến học

Vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức bàn giao Mái ấm khuyến học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi trên địa bàn huyện Cái Bè.

Mái ấm khuyến học thứ nhất được trao cho em Nguyễn Thị Thanh Thư, học sinh lớp 8A3 Trường THCS Hậu Mỹ Bắc B. Căn nhà tọa lạc ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B có diện tích 88,4 m2, nền xi măng, vách tường, cột bê tông, mái tôn với kinh phí xây dựng là 120 triệu đồng.

Tại ấp Hòa Quí, xã Hòa Khánh huyện Cái Bè, mái ấm thứ hai được trao cho em Trương Ánh Ngoan, học sinh lớp 8A3 Trường THCS Hòa Khánh. Căn nhà cấp 4 của em Ngoan có diện tích 65m2, nền gạch men, vách tường, cột bê tông, mái tôn, cửa kính. Tổng kinh phí xây dựng là 120 triệu đồng.

Mỗi mái ấm được Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tài trợ 40 triệu đồng. Số tiền còn lại do gia đình và các nhà hảo tâm đóng góp. Hai học sinh được chọn trao nhà là những em có học lực giỏi.

Ngoài nhận được nhà, mỗi em còn nhận được rất nhiều quà tặng có ý nghĩa từ các tổ chức, cá nhân.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan thành viên Ban vận động Hội Bảo trợ trẻ em khuyết tật và mồ côi Việt Nam tặng mỗi em 50kg gạo; Hội Từ thiện TP Mỹ Tho, Hội Khuyến học các cấp tặng những phần quà là dụng cụ học tập, vật dụng trong gia đình…

Những phần quà có ý nghĩa đã động viên tinh thần cho học sinh và gia đình cố gắng vươn lên, thoát nghèo.

{keywords}
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng.

Những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài của tỉnh Tiền Giang đạt nhiều hiệu quả tích cực, xây dựng xã hội học tập ngày càng lan tỏa, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần vào thành công của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.

Phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị phát triển mạnh mẽ. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình, phương thức học tập, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ngày càng phát triển, đáp ứng đa dạng nhu cầu người học.

Trong 2 năm (2020 - 2021), Hội Khuyến học tỉnh đã tăng cường phối hợp hoạt động với các sở, ngành, hội, đoàn thể nhằm tuyên truyền phát triển hội viên, xây dựng các mô hình học tập, hỗ trợ thường xuyên cho sinh viên, học sinh vượt qua khó khăn để tiếp tục đến trường. Các cấp Hội Khuyến học tích cực vận động, kêu gọi các đơn vị, nhà hảo tâm, đoàn thể, nhân dân tham gia xây dựng Quỹ Khuyến học nhằm hỗ trợ sinh viên, học sinh nỗ lực phấn đấu trong học tập.

Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Đồng Thị Bạch Tuyết cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và mọi mặt của đời sống xã hội. Trước tình hình này, các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh đã cố gắng thực hiện nhiều hình thức vận động tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm… tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến học, khuyến tài, kịp thời giúp các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường.

Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh còn phối hợp với Viễn thông Tiền Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang thực hiện Chương trình “Nâng bước đến trường” mỗi tháng 2 kỳ, hỗ trợ các em học sinh khó khăn thiết bị học trực tuyến, trao học bổng, với tổng kinh phí trong 2 năm (2020 - 2021) là 4,28 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Hội Khuyến học tỉnh đã kịp thời hỗ trợ thiết bị học tập (máy tính bảng, điện thoại…) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 với tổng kinh phí 1,42 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hội Khuyến học tỉnh đã vận động các nguồn, như: Quỹ Bảo trợ trẻ em, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, các tổ chức tôn giáo và các nguồn khác xây dựng 40 “Mái ấm khuyến học” (50 triệu đồng/mái ấm) cho gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, tổng số tiền 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2021, Hội Khuyến học tỉnh đã xét chọn trao hàng ngàn suất học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo, khuyết tật, mồ côi, nhất là các em mồ côi do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ nguồn ngân sách hỗ trợ và nguồn vận động. Kết quả từ nguồn vận động trong 2 năm (2020 - 2021) gồm tiền và hiện vật trị giá trên 53 tỷ đồng.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời”, tập trung đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đưa phong trào khuyến học, khuyến tài đi vào chiều sâu.

Theo đó, chú trọng phát huy lĩnh vực xã hội hóa giáo dục trong các tầng lớp nhân dân nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển theo quan điểm “Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân”.

Đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển các tổ chức Hội Khuyến học ở cộng đồng dân cư, trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học, tạo nên phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời sôi nổi, rộng khắp.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !