Học thêm ca 3 trong đêm: Mệt vẫn phải cố!

Trong khi học sinh Việt Nam bị lên án là thiếu kỹ năng sống, bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức, khiến học sinh phải học ngày học đêm, Bộ GDĐT, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo ngành giáo dục.

Trong khi học sinh Việt Nam bị lên án là thiếu kỹ năng sống, bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức, khiến học sinh phải học ngày học đêm, Bộ GDĐT, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo ngành giáo dục và các địa phương chấn chỉnh ngay việc dạy thêm, học thêm, tuyệt đối không được dạy thêm cho học sinh (HS) tiểu học, HS học 2 buổi/tuần. 

Song thực tế, việc học thêm vẫn đang diễn ra như "vũ bão" ở mảnh đất miền Trung.

Học thêm ca 3 trong đêm: Mệt vẫn phải cố! - ảnh 1

Ngoài học chính ở lớp, các em còn chạy "sô" học thêm các lò về ban đêm (Ảnh: TH)

Lò dạy thêm sáng đèn điện, học sinh học 3 ca

Có cung ắt có cầu. Nếu học sinh không có nhu cầu học thêm làm sao lò học thêm lại mọc lên được? Đó là câu trả lời của một cô giáo có kinh nghiệm dạy thêm lâu năm tại TP.Hà Tĩnh. 

PV Infonet đã tìm đến phố Nguyễn Du, nơi tập trung nhiều nhất các “trung tâm dạy thêm” dạy đủ các môn thi đại học. Nổi tiếng là lò dạy thêm của cô Nguyễn Thị Kim Thủy, giáo viên Hóa, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.

Học thêm ca 3 trong đêm: Mệt vẫn phải cố! - ảnh 2

Nhiều lò học thêm "mọc" lên, theo các cô giáo, là do nhu cầu của học sinh, phụ huynh hiện nay (Ảnh: TH)

Lò học thêm của cô Thủy, thu hút rất nhiều các em học, ôn thi từ thành phố đến các huyện lân cận tìm đến. Ở đây, về đêm, đèn lúc nào cũng sáng trưng, giáo viên thi nhau đứng lớp. 

Cô Thủy là chủ trung tâm dạy thêm. Cô sở hữu cùng lúc 2 lò. Một là do chính cô đứng lớp có địa chỉ 268B, Nguyễn Du. Lò còn lại cách lò 1 chừng 50m. Lò này cô “gọi” giáo viên khác về cùng “góp sức” mở nhiều bộ môn khác.  Học sinh học đây cho biết, mỗi tối trung tâm hoạt động 2 ca, từ 17h15 đến 19h15 và từ 19h15 đến 21h15. HS tìm đến lò học thêm cô T rất đông, đều đặn.

Theo M.H, lớp 12 chuyên văn, Trường chuyên Hà Tĩnh, có ngày em học 3 ca. Dù rất mệt, nhưng để đáp ứng cho kỳ thi ĐH sắp tới nên M.H phải chạy sô đi học thêm vào ban đêm. 

Mỗi tuần M.H học ở lò cô Thủy 3 buổi, 20 ngàn đồng/buổi. Biết học thêm nhiều là mệt, ăn uống không điều độ nhưng vì mục đích phía trước nên H vẫn cố học. Hỏi về chuyện “bội thực” học của H, anh T (bố H) đáp: "Thời buổi này là phải học! Học trước hết là có kiến thức, sau nữa là thi cử lấy cái bằng. Có bằng cấp tốt thì xin việc làm sẽ dễ hơn. Hơn nữa năm nay, kỳ thi tuyển ĐH, CĐ thay đổi nên học lại càng chú trọng hơn".

Khác với anh T, chị Nguyễn Thị G, phường Hà Huy Tập sẵn sàng đi “lùng” lớp học thêm nổi tiếng cho con học. Con chị hiện đang học cấp II nhưng có nhiều thành tích học tập. Chị chia sẻ: "Từ lớp 1 đến 7, con tôi lúc nào cũng đứng đầu bảng thành tích của lớp. Giờ sang học trường chuyên cấp 2 Lê Văn Thiêm, “đối thủ” của con lại nhiều hơn. 

Chỉ có cách cho con học thật nhiều thì mới mở rộng kiến thức. Vì thế tôi mới cho con học thêm 3 buổi/tuần tại lò thầy Sơn (nguyên giáo viên Trường Lê Văn Thiêm). Cháu giờ đang học thêm Toán, Lý"

Còn con gái chị G thì hồn nhiên nói: Cháu đi học thêm vì mẹ muốn. Mẹ không muốn cháu thua bất cứ bạn nào trong lớp, hàng xóm. Chỉ có học tốt mới lấy lòng mẹ được"

Không riêng gì cấp 3, cấp 2, hiện nay tình trạng học thêm, dạy thêm ở cấp 1 cũng trở thành đại trà. Nhiều giáo viên để có thêm thu nhập, đã không ngần ngại mở lớp dạy thêm tại nhà riêng, có khi thuê nhà người khác. Tình trạng này không hiếm ở các trường tiểu học tại TP.Hà Tĩnh.

Theo lí giải của chị H, có con học lớp 1, Trường tiểu học Trần Phú, việc đăng ký học thêm cho con cả ngày là vì gia đình neo người, con ở nhà không có ai trông. Hơn nữa, đi học thêm với mong muốn con không bị tụt kiến thức, không thua bè, kém bạn trong lớp và hàng xóm. Với một đứa trẻ lớp 1, đang tuổi ăn, tuổi chơi thay vào đó bé cả ngày “vùi đầu” vào mớ kiến thức chữ với con số.

Học thêm ca 3 trong đêm: Mệt vẫn phải cố! - ảnh 3

Nhiều em học sinh vì học thêm mà mãi đến 22h đêm vẫn chưa về nhà (Ảnh: TH)

Mở lớp dạy thêm là do nhu cầu phụ huynh

Thầy Nguyễn Công Hoàn, hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết, việc học thêm hiện nay của các em học sinh THPT là việc chính đáng. Ngoài học chính khóa, học thêm tuần 3 buổi tại trường, các em tìm đến các lớp học thêm bên ngoài là quyền của các em, nhà trường không thể cấm được. 

Hơn nữa, những em học kém hơn thì cần phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức. Đặc biệt, các em học ở các trường chuyên thì sự cạnh tranh học lực giữa bạn này với bạn khác lại cao hơn. Nhu cầu tìm đến lớp học thêm bên ngoài cũng xuất phát từ đó.

Còn cô Nguyễn Thị Kim Thủy, Nhà giáo ưu tú, chủ nhiệm bộ môn Hóa, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, người mở trung tâm dạy thêm ở đường Nguyễn Du, TP.Hà Tĩnh khẳng định, việc dạy thêm là việc chính đáng. 

Đó là đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh cần học thêm, nâng cao kiến thức và ôn luyện thi ĐH, CĐ. Thứ 2, giáo viên có chuyên môn, năng lực thì cần phải công hiến. Dạy thêm giáo viên cũng tự tạo công ăn, việc làm và thu nhập thêm bằng việc làm chính đáng.

Học thêm ca 3 trong đêm: Mệt vẫn phải cố! - ảnh 4

Theo một số giáo viên, việc học thêm, dạy thêm là việc làm "chính đáng" hiện nay, đáp ứng nhu cầu phụ huynh (Ảnh: TH)

Cô Thủy khẳng định, việc mở 2 lò dạy thêm của mình là vì thấy nhu cầu học thêm của các em quá nhiều. Bản thân cô cũng “áy náy” nên đã lên Sở GD&ĐT tỉnh để xin cấp giấy phép hoạt động. 

Cô thấy việc mở lớp dạy thêm lâu nay là chính đáng. Nhiều gia đình muốn con đi học thêm, nhưng nếu thuê giáo viên về nhà kèm cặp thì rất tốn kém. Chỉ gia đình khá giả mới dám bỏ tiền ra. Còn gia đình kinh tế khó khăn, muốn con học tốt, thì phải tìm đến lớp học thêm, đông học sinh hơn. Xuất phát từ đó, cô mới xin giấy phép hoạt động, mở lò dạy thêm.

"Tôi nghĩ không thể vơ đũa cả nắm. Việc học thêm, dạy thêm chính đáng thì nên hoan nghênh. Tôi chỉ day dứt khi mình có năng lực, kiến thức mà không phục vụ cộng đồng mới là sai.  

Tôi chỉ mới có ý định nghỉ dạy thêm, thì bao phụ huynh, học sinh gọi điện lo lắng. Họ nói, họ muốn con học thêm ở tôi. Bản thân tôi dạy bao nhiêu năm, tôi thấy việc học thêm để nâng cao kiến thức cũng là viếc rất tốt, miễn là mình chọn đúng lớp, đúng cô, tránh học tràn lan, sáo rỗng kiến thức" – cô Thủy chia sẻ.

Ngược lại với quan điểm dạy quá nhiều kiến thức cho học sinh hiện nay, thầy Lê Quốc Châu, chủ nhiệm bộ môn Địa, Trường THPT Cù Huy Cận, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh sốt ruột nói: “Các em HS hiện nay hầu như không có thời gian để nghỉ, học ôn thi ở trường xong đã phải chuẩn bị đi học thêm ở các lò luyện thi.  

Học sinh chỉ cắm đầu vào học, rất ít được vui chơi giải trí, lao động giúp gia đình. Thành ra, các em dần dần có thói quen lười lao động, thiếu rất nhiều kỹ năng sống. Rất đáng buồn. 

Với bậc cha mẹ, tâm lý cho con đi học cho bằng thầy bằng bạn. Thấy con người ta đi học mà con mình không đi thì sợ con mình thua thiệt. Vì có những phần kiến thức, các thầy cô giáo chỉ dạy ở lớp học thêm. Dạy thêm trở thành nghệ thuật, trở thành mục đích, trở thành cần câu cơm của một bộ phận giáo viên dạy thêm”.

Trong khi một bộ phận giáo viên nhìn nhận việc học kiến thức quá nặng đã biến học sinh thành những con rô bốt thế hệ mới, thiếu kỹ năng sống, khả năng giao tiếp kém... thì một số bộ phận giáo viên vẫn miệt mài dạy thêm, đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

Thế nên, việc cấm học thêm, dạy thêm của Bộ GD&ĐT sẽ khó thực thi khi xã hội vẫn coi trọng bằng cấp, cổng trường đại học vẫn là cánh cửa hẹp, là cơ hội đổi đời cho con em từ nông thôn đến thành thị. Với những ông bố bà mẹ lo lắng cho con, thì việc chinh phục cánh cổng đại học không thể bắt đầu quá muộn. Và với định hướng đó, họ đã bắt đầu "tôi luyện" cho con em mình học thêm từ tiểu học.

Trương Hoa

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !