Người làm công tác khuyến học phải biết kết nối tích cực nhân rộng cái đẹp

Tham gia công tác khuyến học không chỉ gồm những người trực tiếp làm việc trong các tổ chức khuyến học mà còn là tất cả những người đủ năng lực làm công việc này.

Yêu cầu tiên quyết đối với người làm công tác khuyến học trong tình hình mới là sự gắn bó lâu dài, có cái tâm đẹp vì con người, vì sự tiến bộ xã hội. Đồng thời, cũng cần phải kể đến các yếu tố như là quyết tâm và ý chí, phương pháp và kỹ năng...

Tất cả phải luôn mới, tích hợp trong một “nhân cách khuyến học”, phải luôn tương thích với từng tổ chức khuyến học. Mặt nào đó, làm khuyến học chính là làm công tác xã hội, phải vượt khó- kể cả hy sinh cá nhân cho người khác và cộng đồng. Chủ nghĩa cá nhân, mưu lợi ích riêng sẽ không có chỗ đứng trong nhân cách của người làm khuyến học.

Người làm khuyến học nói chung cần tự tạo hình ảnh đẹp để làm hạt nhân truyền thông, lan tỏa, kết nối tích cực nhằm nhân rộng cái đẹp, lôi cuốn, cải thiện, để kết chặt thành một “khối” có tổ chức, có kiểm soát, có định hướng, có mục tiêu cao đẹp.

Đối tượng khuyến học không chỉ là những người ít có điều kiện học tập (người nghèo, người cận nghèo, người khó khăn) được hỗ trợ vật chất và tinh thần, các điều kiện và phương tiện học tập khác; mà còn là những người học giỏi, xuất sắc.

Không ít người nhận thức chưa chính xác về đối tượng khuyến học mà cho rằng khuyến học chỉ là khuyến tài. Không ít người đặt nặng nhiệm vụ khuyến học là chỉ tập trung hỗ trợ học bổng bằng tiền, các phương tiện vật chất khác; xem nhẹ các hỗ trợ thuộc phạm trù tinh thần đối với các đối tượng khuyến học, như: động viên, chia sẻ, "thắp sáng" con đường đi cho những mảnh đời tăm tối, “thắp sáng” ước mơ và lý tưởng, khát vọng, ý chí, động lực vươn lên và “đứng dậy" mạnh mẽ....

Nói đến nhiệm vụ của công tác khuyến học thì xây dựng xã hội học tập với mục tiêu hết sức quan trọng trong phát triển con người, phát triển xâ hội - văn hóa - kinh tế... là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiện nay, phong trào xây dựng xã hội học tập đã và đang thực hiện hiệu quả. Các mô hình xây dựng xã hội học tập góp phần quan trọng thực hiện chủ trương mọi người đều học tập và học tập suốt đời, từng bước thay đổi và phát triển diện mạo nhân cách (theo nghĩa rộng) trong mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, toàn xã hội ở thời điểm hiện tại - tương lai gần và lâu dài, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nội dung học tập cụ thể là nâng cao dân trí – tri thức - văn hóa - khoa học đời sống - kỹ năng nhiều mặt... Từ đó, kết tinh thành sản phẩm lao động chất lượng ngày càng cao, chất lượng sống người dân được nâng cao.

{keywords}
Ảnh minh họa

Công tác khuyến học là tự nguyện, làm bằng “cái tâm khuyến học”. Hầu hết người trong các tổ chức khuyến học đều lớn tuổi, đã nghỉ hưu; đồng thời, đặc thù của công tác này là sự trung thực.

Do đó, cần loại bỏ các căn bệnh gây trở ngại và làm giảm ý nghĩa cao đẹp của công tác này, như: “Bệnh thành tích”, “Bệnh hình thức", “Bệnh hô khẩu hiệu”. Tình cảm và tư tưởng, hành vi và hoạt động của người làm khuyến học tập trung vào chủ nghĩa nhân văn.

Thắp lửa, truyền lửa vào hy vọng, khát vọng vươn lên cho người khác; chỉ ra, vực dậy, tạo đà cho tiềm năng - năng lực - khả năng thành hiện thực; đột phá, tìm kiếm, khơi dậy những yếu tố - nhân tố độc đáo để trở thành cái riêng biệt trong nhân cách người để có cơ hội giúp hình thành nhân tố cá biệt tích cực, thành nhân tài... là những nhiệm vụ trọng yếu của khuyến học.

Tất cả đều là hành động cách mạng cao đẹp mà mọi người đều có thể làm, nhằm giúp người, giúp xã hội phát triển. Đó là nghĩa vụ và đạo đức giữa người và người, giữa người và cuộc sống nói chung.

Quyền học tập, nhiệm vụ học tập và học tập suốt đời để nâng cao các giá trị khoa học cho bản thân nhằm cải thiện chất lượng sống nhiều mặt là thiêng liêng, không ai bị bỏ lại phía sau trong vấn đề này. Đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

Song hành với cái đẹp đó, mỗi cá nhân, mỗi cơ quan chức năng không được lãng phí cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, cơ hội và niềm tin sẵn có, giúp vực dậy công tác xây dựng xã hội học tập.

Xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trong tình hình mới đòi hỏi theo định hướng mở. Người dân học theo nhu cầu cá nhân, nhu cầu xã hội, theo đòi hỏi việc làm để có thêm cơ hội nâng cao giá trị hợp tác và liên thông, để không bị tụt lại phía sau, để từng bước hòa nhập và hội nhập, học để chung sống.

Hoàng Thanh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !