Học sinh mọi cấp ở Hà Nội đã đến trường, có nhà vẫn cho con học online

Dù con 3 tuổi sắp được quay lại trường mầm non nhưng chị H. vẫn quyết định cho con ở quê để “nghe ngóng” thêm vì lo sợ bùng phát lại dịch như dịp sau Tết.

Cách đây hơn một tháng, Hà Nội ở vào giai đoạn cao điểm khi mỗi ngày trung bình ghi nhận hơn 30.000 ca thậm chí có ngày đạt đỉnh tới 32.650 ca (ngày 8/3).

Liên tiếp những ngày vừa qua, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội giảm đáng kế. Đơn cử như ngày 9/4, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn chỉ còn phát hiện thêm 2.202 ca dương tính SARS-CoV-2.

Trước diễn biến dịch như hiện nay, từ 6/4, học sinh từ lớp một đến lớp 6 toàn Thành phố Hà Nội được học trực tiếp tại trường. Tiếp đó, từ 13/4, học sinh mầm non cũng trở lại.

{keywords}
Học sinh quay lại trường liệu có bùng phát đợt dịch mới 

Ông Khổng Minh Tuấn, PGĐ CDC Hà Nội cho biết, hiện Thành phố đã qua đỉnh dịch được hơn một tháng, số ca nhiễm ở mức trung bình và đây là điều kiện thích hợp để "trở lại bình thường mới". Và việc học sinh được đến trường đã đáp ứng nguyện vọng chung của cả các em học sinh và phụ huynh, sau một thời gian rất dài trẻ phải học online.

Câu hỏi được đặt ra là, liệu sau khi học sinh các cấp quay lại trường liệu có bùng dịch như thời điểm sau kỳ nghỉ Tết âm lịch hay không?.

Theo đó, bên cạnh những ý kiến đồng tình thì vẫn có những phụ huynh lo lắng việc cho con quay lại trường có thể bị lây bệnh. Được biết, trong một khảo sát trên nhóm phụ huynh trước khi Hà Nội quyết định cho trẻ từ lớp 1- 6 quay lại trường vẫn có bố mẹ chọn tiếp tục học online.

Sau đó, nhà trường thông báo sẽ duy trì việc dạy song song hai hình thức (trực tiếp và online). Với những học sinh không học trực tuyến, sẽ học online cùng giờ với học trực tuyến.

Tương tự, tình trạng này cũng xảy ra với trẻ mầm non. Chị H. (Tây Hồ,  Hà Nội) cho biết sẽ cho con nghỉ nốt năm học này.

“Con mới 3 tuổi, cũng chưa cần học nhiều. Tôi cho ở nhà với ông bà ở quê chơi hết hè. Đợi xem tình hình dịch như thế nào rồi mới đón con lên. Chỉ sợ như sau đợt Tết thì …mệt lắm”, chị H. cho biết.

Trả lời báo chí về lo ngại bùng phát một đợt dịch mới, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho rằng mở cửa trường học trở lại của Hà Nội khó có thể gây ra một đợt bùng phát dịch mới.

Lý giải nhận định này, theo PGS. TS Đỗ Văn Dũng các làn sóng dịch có tính chất quy luật. Các nhà khoa học quốc tế đã xây dựng mô hình diễn biến dịch và chúng ta cũng đã sử dụng các mô hình này để dự báo diễn biến dịch trong nước.

“Việc dịch hạ nhiệt ở Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung ở thời điểm hiện tại là điều tất yếu". Theo đó, sau khi dịch đạt đỉnh và đi xuống, nó vẫn sẽ tiếp tục có sự biến động nhưng xu hướng chung là vẫn sẽ đi xuống nữa”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, bố mẹ không nên quá lo lắng về việc cho trẻ quay lại trường học.

Trên thực tế, thời gian vừa qua trẻ em ở nhà mắc Covid-19 rất nhiều (số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, người lớn mắc bệnh lây cho trẻ nhỏ).

Do đó, PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết, nếu trẻ đến trường và thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức thì nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn so với khi trẻ ở nhà.

"Hiện nay, chúng ta đã chuyển từ chiến lược "Zero Covid" sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Chuyển từ cấm đoán (cấm các hoạt động, cấm đi lại…) sang kiểm soát rủi ro. Cụ thể đó là khi cho trẻ đến trường, nếu trẻ bị F0 thì sẽ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đối với trẻ đó, lớp học đó”, PGS. TS Trần Đắc Phu nêu.

Ông cũng nhấn mạnh mở cửa đồng bộ nhưng cũng phải dự phòng đồng bộ. “Nới lỏng chứ không buông lỏng”, ông Phu nói và cho biết người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng nhấn mạnh, khi dịch đã "hạ nhiệt", việc cho trẻ em đi học là điều rất quan trọng và hiện không có nguy cơ lớn. Tuy nhiên, khi mở cửa lại trường học, các cơ sở giáo dục cần thực hành nghiêm các nguyên tắc chống dịch cơ bản.

N. Huyền 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !