Trường mầm non Hà Nội cần sẵn sàng cho học sinh trở lại

Theo ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường mầm non từ thời điểm này cần kích hoạt các điều kiện về công tác vệ sinh môi trường, bếp ăn bán trú, sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại.

Ngày mai, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 30 quận/huyện trên địa bàn Hà Nội sẽ chính thức quay lại trường sau thời gian dài học trực tuyến.

Nói về công tác chuẩn bị, bà Phạm Thị Lệ Hằng- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết đến thời điểm này, 100% các nhà trường đã sẵn sàng đón học sinh trở lại trường. Phòng cũng đã chỉ đạo các nhà trường khảo sát ý kiến của phụ huynh, hầu hết đều mong muốn cho con trở lại trường.

Các nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế, dọn dẹp bếp ăn bán trú, lên kế hoạch diễn tập phương án phân luồng học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường. Mặc dù từ khi nhận thông báo đến khi học trực tiếp chỉ có 2 ngày nhưng tất cả các trường đều không bị động vì có sự chuẩn bị từ trước.

{keywords}
Các nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất đón học sinh đến trường

Ông Cấn Văn Đa- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng cũng cho biết đơn vị này đã yêu cầu các nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đón học sinh các khối lớp 1-6 trở lại học trực tiếp vào ngày mai. Đồng thời triển khai đến các trường mầm non chuẩn bị sẵn phương án đón trẻ đi học trở lại. Hiện nay, hầu hết phụ huynh đều đồng thuận cho con trở lại trường.

Về công tác bán trú, các phòng GD&ĐT cho hay, cùng việc tổ chức học trực tiếp, nhà trường sẽ xin ý kiến cha mẹ học sinh về nội dung ăn bán trú cũng như tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, bếp ăn, cơ sở vật chất, nhất là công tác đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi học sinh học 2 buổi/ngày và ăn bán trú. Do cần thêm thời gian rà soát, chuẩn bị nên trong một vài ngày đầu đi học trở lại, các trường tạm thời chưa tổ chức ăn bán trú mà sẽ triển khai thực hiện từ đầu tuần tới.

Khi nào trẻ mầm non đến trường?

Có thể nói, hai năm qua, mầm non là cấp học gặp thiệt thòi nhất khi phải liên tục nghỉ tại nhà. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến thể chất, tinh thần của các em. Không chỉ vậy, phụ huynh cũng rất vất vả trong việc bố trí, sắp xếp người trông giữ con để đi làm.

Thời điểm hiện tại, mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường và học sinh các cấp đều được đi học trực tiếp nên nhiều phụ huynh cho rằng đã đến lúc cho trẻ mầm non đến trường.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Phùng Ngọc Oanh -Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cũng cho rằng, trong khối mầm non thì trẻ 5 tuổi cần sớm được đến trường để đảm bảo những kỹ năng, hành trang cần thiết trước khi vào lớp 1. Vì vậy, theo ông, nếu có thể thì nên cho trẻ 5 tuổi được đến trường học trực tiếp ngay sau đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3).

{keywords}
Phụ huynh mong trẻ mầm non sớm được đến trường

Trần Thị Thanh Huế- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết qua khảo sát, hầu hết các phụ huynh học sinh các khối lớp 1-6 đều đồng thuận cho con đến trường học trực tiếp, đạt gần 90%. Tỉ lệ này tăng hơn nhiều so với các đây 2 tháng. Tình hình dịch bệnh hiện nay đã được kiểm soát, do đó, phụ huynh và các thầy cô đều mong muốn thành phố sẽ quyết định cho cả trẻ mầm non sớm trở lại trường.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, sau khi khối lớp 1-6 đến trường đảm bảm an toàn, Sở sẽ chỉ đạo các nhà trường tiến hành việc lấy ý kiến cha mẹ học sinh để đồng thuận quyết định cho đi học trở lại. Các trường mầm non từ thời điểm này cần kích hoạt các điều kiện về công tác vệ sinh môi trường, bếp ăn bán trú, sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại.

Các nhà trường cũng cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để tiêm phòng cho học sinh từ 5-11 tuổi, dự kiến sẽ tiêm quý 2 năm 2022. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh đồng thuận vì chỉ có tiêm vắc xin mới đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi trở lại trường học.

"Trong suốt 2 năm qua, tình hình dịch bệnh đã tác động lớn đến ngành giáo dục trong công tác dạy học. Giáo viên vất vả trong bối cảnh này, các em học sinh bị ảnh hưởng sức khỏe như các bệnh về mắt, bệnh trầm cảm. Do đó, các thầy cô, các nhà trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh để nắm bắt tâm lý, tình cảm, tư tưởng của các em, để không xảy ra những sự việc đáng tiếc", ông Trần Thế Cương chia sẻ.

Hoàng Thanh

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

Đang cập nhật dữ liệu !