Học sinh khóc thét với loạt mã đề 'bá đạo' của giáo viên

Những cách đặt đề của thầy cô ngày càng lên "level" nhằm ngăn chặn quay cóp, hỏi bài nhau khiến học sinh méo mặt.

Mới đây, cách ghi mã đề không giống ai của một giáo viên khiến không ít học sinh “choáng váng”. Theo đó, thầy không hề ghi mã đề chẵn/lẻ hay 1,2,3,4 như truyền thống. Thay vào đó, thầy sử dụng những câu nói "bá đạo" như: "Ôi trời, Anh văn dễ ợt à, chăm học bài đi rồi sẽ điểm cao nè"; "Học sinh của cô Thảo chăm ngoan học giỏi tự mình làm đi nha", "cô Thảo đáng yêu đã ôn bài kỹ ơi là kỹ rồi nên tự làm đi nha em".

Mã đề thi "bá đạo"

Quả đúng là học sinh càng kêu trời kêu đất vì những mã đề thi bá đạo ấy thì "skill" đặt mã đề của thầy cô lại càng thêm 1 tầm cao mới, nghĩ ra đủ các tuyệt chiêu quyết không để lũ nhất quỷ nhì ma tung hoành quá đà. 

Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh này đã thu hút tới hàng ngàn bình luận. Rất nhiều thành viên trong group còn đang độ tuổi cắp sách tới trường không đừng được kêu trời kêu đất. "Nhìn mã đề này thì học sinh chỉ có khóc thét mà thôi, chúc mừng các bạn đã quay vào mã đề "mất lượt", một học sinh tại THPT Văn Hiến cho hay.

Được biết, đề thi "bá đạo" này là của cô giáo dạy tiếng anh tại THPT Văn Hiến - Long Khánh, Đồng Nai. Chia sẻ về cách ra đề thi "bá đạo" này, cô giáo cho hay: "Mình chỉ nghĩ đơn giản là các em học sinh đi học và làm bài kiểm tra đều rất áp lực nên bằng những việc đơn giản này mình mong muốn giải tỏa tâm lý căng thẳng cho các em. Cùng với đó, các em xem những mã đề này như lời động viên của cô để nếu bài thi này trót làm chưa tốt thì phải cố gắng, nỗ lực cho bài sau.

Hoàng Thanh
Từ khóa: mã đề thi mã đề thi của giáo viên khiến học sinh chóng mặt mã đề thi "bá đạo"

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !