Học ngành Y 13 năm mới dám hành nghề

"Tôi học đại học Y khoa 6 năm liên tục không có ngày nghỉ, kể cả dịp hè và Tết, học chuyên khoa 2 năm, nghiên cứu sinh 5 năm, sau đó mới bắt đầu hành nghề", TS Đỗ Hoàng Dương viết.

Năm nay tôi đã tốt nghiệp đại học Y khoa 20 năm. Sắp đến mùa tuyển sinh vào đại học, rất nhiều em học sinh phổ thông và phụ huynh có mơ ước học và làm thầy thuốc. Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ từ trải nghiệm cá nhân của mình trên con đường học ngành Y và hành nghề Y.

Học ngành Y 13 năm mới dám hành nghề - ảnh 1

Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội đang thực hành một ca cấp cứu. ẢNH:Tiền Phong.

Mẹ tôi kể: Khi tôi mới được 3 tháng tuổi, bị tiêu chảy cấp nặng, bệnh viện huyện chuyển đi Hà Nội. Gia đình tôi không có điều kiện, bố mẹ đưa tôi về nhà lúc nửa đêm. Bố đã đến gõ cửa ông lang Tiến trong vùng. Ông không quản ngại đêm tối, đến xem mạch cho tôi và cùng bố tôi đi đào cây thuốc giữa đêm khuya. Tôi sống được nhờ những bát thuốc của ông lang Tiến và các thìa cơm nhai mớm của bố mẹ.

Năm tôi học lớp 6, mẹ ốm nặng, các khớp sưng vù, không đi lại được, tôi đã cùng bố xách một bao tải chè xuống Hà Nội bán ở bến Nứa, sau đó tìm địa chỉ một ông thầy thuốc ở phố Nguyễn Khắc Nhu để kể bệnh và lấy thuốc cho mẹ.

Ông thầy thuốc đó đã cho thuốc chữa khỏi bệnh mẹ tôi, ông hiền từ, ân cần khiến tôi rất ngưỡng mộ. Lần khác, năm tôi học lớp 8, bố tôi ốm nặng, phải nhập viện. Tôi lên thăm

Mặc dù tôi say mê học Vật lý, mơ ước trở thành nhà nghiên cứu, nhưng từ những kỷ niệm kể trên, khi thi đại học, tôi quyết tâm chuyển sang khối B và bắt đầu nghiệp Y từ đó.

Chắc những ai từng được nhận bằng bác sĩ đều cảm thấy đó là một quá trình thật sự không dễ dàng chút nào.

Thời gian học rất dài, tôi học đại học Y khoa 6 năm liên tục không có ngày nghỉ kể cả dịp hè và Tết, học chuyên khoa 2 năm, nghiên cứu sinh 5 năm, sau đó mới gọi là bắt đầu hành nghề.

Số bài học quá nhiều, chắc những người thông minh hơn tôi có thể học ít, còn tôi, tôi thấy các bài học cứ dài dằng dặc, toàn chữ là chữ. Các cuốn sách giáo khoa dày hàng nghìn trang, hình vẽ giải phẫu quá phức tạp. Những tên thuốc thì rất giống nhau; các cây thuốc vô cùng dễ lẫn; chất có trong cơ thể thì không thể nhớ hết nổi…

Tôi rất sợ trượt, vì trượt là mất học bổng, là về địa phương và không bao giờ được học nữa, thế là cứ mài mông suốt ngày trên giảng đường, thư viện.

Học y khoa là đi đôi với thực hành, thực tập, kiến tập. Hai năm đầu chỉ học lý thuyết thôi, (đã thấy già người rồi), đến năm thứ 2 bắt đầu đi học bệnh viện thực tập và kéo dài cho đến lúc ra trường.

Các môn học cơ sở như giải phẫu, mô học, vi sinh y học, sinh hóa, sinh lý học, dược lý học, sinh lý bệnh học, phôi thai học, giải phẫu bệnh học, sinh học, lý sinh y học... cứ học lý thuyết sáng, chiều lại lên phòng thí nghiệm triền miên, không ngừng nghỉ.

Ai chỉ cần nghỉ một buổi là rất nguy hiểm, vì mỗi bài thực tập, nhà trường phải tốn nhiều hóa chất, động vật, bệnh phẩm, nhân viên chuẩn bị… rất tốn kém, rất khó tổ chức một buổi khác chỉ cho một sinh viên thực tập, cho nên ốm nhẹ là cũng phải đi.

Học các môn này cực kỳ quan trọng vì là cơ sở để hiểu về con người, về bệnh con người, thiếu nó không bao giờ trở thành bác sĩ!

Đến học các môn chuyên lâm sàng, nghĩa là các môn chữa bệnh, học rất thú vị, nhưng rất khó và tốn nhiều công sức. Cứ buổi sáng phải đi học tại phòng bệnh, đi theo các anh chị, bác sĩ, nhân viên điều dưỡng để học khám, cách tập chẩn đoán bệnh, ai mà không học sẽ không bao giờ trở thành thầy thuốc.

Đã đi học lâm sàng ở bệnh viện là phải trực đêm, cứ 5 ngày hoặc 6 ngày sẽ phải trực bệnh viện một ngày, có tuần trực hai buổi, đã trực là thức suốt đêm.

Muốn học được lâm sàng tốt, phải có bệnh nhân và phải có thầy thuốc giỏi, thiếu một trong hai thuộc tính trên, không thể học lâm sàng tốt được.

Trong việc học lâm sàng, có nhiều bước mà sinh viên phải vượt qua từ chỗ hiểu đến chỗ làm được gồm có: Phải học thuộc lòng thủ thuật, phẫu thuật mình sẽ làm, ví dụ “tiêm” thì phải học lý thuyết tiêm thật thuộc; phải tập tiêm trên các chất liệu nhân tạo để cho thạo các động tác; phải nhìn xem các bác sĩ bậc thầy tiêm thật nhiều lần, đứng xem không được hỏi, vì lúc đó các bậc thầy đang tập trung cho kết quả thủ thuật; xem nhiều lần sẽ ghi nhớ hình ảnh vào trong đầu.

Phải làm sao cho các thầy biết là “mình biết”, thật khó đấy. Một lớp 50 sinh viên, ông thầy không thể biết hết, cho nên phải là sinh viên nổi trội, chăm chỉ, hiểu bài khi thầy truy bài.

Khi đã tin tưởng, các thầy sẽ chỉ cho bí quyết từng động tác để thực hiện chính xác. Nếu may mắn, sẽ được thầy cho phép làm dưới sự giám sát của thầy và sự sẵn sàng ủng hộ của bệnh nhân.

Sau vài lần giám sát thấy học trò làm tốt, không sơ suất, các sinh viên ưu tú sẽ được giao những công việc nho nhỏ. Dần dần như vậy, mới tích lũy được kỹ năng thực hiện các kỹ thuật y khoa.

Còn những sinh viên không được làm, thì sẽ chỉ là bác sĩ chữa bệnh trên giấy thôi, trên bệnh nhân thật, không thể thành công, không ai dám giao tính mạng cho các thầy thuốc chỉ mới biết lý thuyết.

Sau nhiều năm thực hiện các kỹ thuật y khoa như trên, các thầy thuốc tiếp tục phải đúc rút kinh nghiệm, đọc sách cập nhật, tham khảo đồng nghiệp, ghi nhận phản hồi từ bệnh nhân, tất cả những điều đó mới kết tinh thành kỹ năng thầy thuốc.

Trong quá trình xây dựng hình thành các kỹ năng Y khoa, sự thông minh chỉ là một loại phương tiện thôi, còn đam mê, sự chặt chẽ trong tư duy, cẩn trọng trong động tác và đức tính chăm chỉ mới là quyết định.

TS.BS Đỗ Hoàng Dương/Nguồn Tiền Phong

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !