Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Bằng chứng từ Châu bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn là một trong những bằng chứng pháp lý quan trọng khẳng định Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam “mang tầm quốc tế”

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các đời vua phong kiến Việt Nam thời kỳ Nhà Nguyễn. Văn bản này được dâng lên vua và còn lưu lại các dấu tích, bút phê của nhà vua bằng son đỏ. 

Những văn bản này thể hiện quyền lực nhà nước với quyền cao nhất là nhà vua. Riêng triều Nguyễn hiện nay còn lại 734 tập với hàng ngàn đơn vị văn bản gốc. Qua nghiên cứu Châu bản triểu Nguyễn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều châu bản có nội dung liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều thú vị là mới đây, ngày 14/5, phiên họp thứ hai - Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 2014" (MOWCAP) diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu (thuộc “Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”) đã chính thức công nhận Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam là DI SẢN TƯ LIỆU thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Bằng chứng từ Châu bản triều Nguyễn - ảnh 1

Một trang châu bản triều Nguyễn trong cuốn Tuyển tập châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Vậy là từ Tư liệu Quốc gia, Châu Bản triều Nguyễn đã trở thành tư liệu có tầm cỡ quốc tế, tầm cỡ thế giới. Đây là tin vui khích lệ người Việt càng nâng cao giá trị chính nghĩa của Dân tộc Việt Nam trong bối cảnh Biển Đông có nhiều đợt sóng dữ từ phía Trung Quốc. 

Trong thời điểm, Trung Quốc gây ra vụ hạ đặt giàn khoan trái phép trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cùng gần với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc gọi đó là “Tây Sa” của họ.

Từ những luận thuyết vô lý, họ đánh tráo khái niệm, giải thích và áp dụng sai Công ước Luật biển năm 1982 để biến quần đảo Hoàng Sa thành “quốc gia quần đảo” để vẽ đường bao quanh quần đảo không phải là của họ. Với khái niệm quốc gia quần đảo này, họ mặc sức phóng tay để vẽ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho cả Hoàng Sa.

Cũng cách làm tương tự họ vẽ hết cả Trường Sa rồi kết nối lại với nhau thành một “cái lưỡi bò tham lam”, vô lý, "liếm" đến tận vùng đặc quyền kinh tế của các nước xung quanh Biển Đông. Với ý đồ bành trướng đó, họ tuyên truyền bưng bít kích động chủ nghĩa dân tộc để nhân dân họ nhầm lẫn cho rằng vùng họ hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là của họ. Đây là một lập luận vô lý, gian dối từ đầu đến cuối của Trung Quốc.

Châu bản triều Nguyễn đã khẳng định cơ sở của luận thuyết của Trung Quốc là thứ vô lý. Cái gọi là chủ quyền với cái mà họ gọi là “Tây Sa” chính là thứ mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm được từ đất nước đã thực thi chủ quyền với quần đảo đó hàng trăm năm trước khi Trung Quốc “ngó ngàng” đến. Có thể nói, Châu bản triều Nguyễn sẽ là “gạch chéo” phủ nhận với bất cứ lập luận phi lý, ngạo ngược nào của Trung Quốc.

Châu bản triều Nguyễn là bằng chứng không thể chối cãi

Theo cuốn Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về Thực thi chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (do UB Biên giới Quốc gia và NXB Tri Thức ấn hành 2013), giá trị của châu bản triều Nguyễn thể hiện ở cả hình thức và nội dung .

Về Hình thức đây là văn bản hành chính gốc, nhiều văn bản có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của nhà vua nên có giá trị pháp lý cao.

Về nội dung, châu bản cung cấp thông tin về việc điều hành đất nước trên nhiều phương diện, trong đó, việc thực thi chủ quyền được đặc biệt quan tâm. Rất nhiều sự kiện, hoạt động quản lý hành chính đã được nêu trong các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn dựa trên cơ sở châu bản, qua đó, khẳng định tính xác thực cũng như giá trị pháp lý của các sự kiện này.

Cũng theo các tác giả cuốn sách Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về Thực thi chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (do UB Biên giói Quốc gia và NXB Tri Thức ấn hành 2013), việc xác lập và thực thi chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay. 

Mặc dù rất nhiều châu bản đã bị thất lạc, nhưng phần châu bản còn lại đã được phát hiện cho đến nay cũng đủ cho thấy bức tranh tổng thể của hoạt động thực thi chủ quyền của triều đình Huế đối với hai quần đảo. 

Điểm đặc biệt hơn nữa là phần lớn các châu bản liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa đều có bút phê của nhà vua, đây chính là những bằng chứng sống động và rõ ràng cho thấy sự quan tâm ở cấp cao nhất của chính quyền phong kiến đối với hai quần đảo này.

Từ nội dung của châu bản, chúng ta có thể thấy các vị vua triều Nguyễn đã tiếp nối chính sách của các Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo, đồng thời triển khai toàn diện và hệ thống hơn các hoạt động quản lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cụ thể là thiết lập đơn vị hành chính trên đảo, tiến hành khảo sát đo đạc, cắm mốc chủ quyền, vẽ bản đồ, cứu hộ, cứu nạn, đảo bảo an toàn hàng hải… đồng thời cũng có chính sách thưởng phạt phân minh để khích lệ thủy quân thuộc đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải được cử ra hai quần đảo.

Kết hợp với Lễ khao Lề thế được tổ chức hàng năm tại đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), với bằng chứng, tên tuổi, những ngôi mộ gió của đội Hùng binh Hoàng Sa, Châu bản triều Nguyễn đã cho thấy sự thực thi chủ quyền Nhà nước đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã có từ rất lâu. Triều Nguyễn là sự tiếp nối việc thực thi chủ quyền và có bằng chứng rõ ràng nhất. Trong khi đó, trước năm 1909, người Trung Quốc chưa bao giờ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của họ, nhiều văn bản còn thể hiện Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của An Nam (Việt Nam).

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Bằng chứng từ Châu bản triều Nguyễn - ảnh 2

Lễ khao lề thế, hoạt động văn hóa rất khớp với Châu bản triều Nguyễn

Ngoài ra, trong sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Chương III, Quá trình xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, tác giả của chương này, TS Nguyễn Nhã, cũng đã viện dẫn ra rất nhiều tài liệu lịch sử,  khẳng định vững chắc lai lịch, nội dung của quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo này mà Châu bản triều Nguyễn trở thành những bằng chứng không thể chối cãi được.

Trao đổi với Infonet, Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, khẳng định: “Châu bản triều Nguyễn là một trong những bằng chứng pháp lý quan trọng khẳng định sự hiện diện, khẳng định sự chiếm hữu thực sự của Nhà nước Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự hiện diện, thực thi chủ quyền đó là hòa bình, liên tục và thực sự”.

Do vậy, có thể nói, nếu Việt Nam muốn kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế hoặc cần trưng bày, dịch ra nhiều thứ tiếng những tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì bằng chứng không bao giờ có thể bỏ qua chính là các châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !