Hiệu quả từ mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng

Gần 2 tháng qua, mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng của trường Đại học Y Dược TP.HCM đã mang lại hiệu quả, nhiều ca bệnh đã được cấp cứu kịp thời, giảm nguy cơ tử vong rõ rệt.

Kết hợp tư vấn từ xa và tại cộng đồng
 
Bác sĩ Dương Duy Khoa – Bộ môn Nội tổng quát, khoa Y, trường Đại học Y Dược TP. HCM tham gia chương trình hỗ trợ F0 do trường tổ chức. Từ những khó khăn ban đầu, đến nay mô hình này cho thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ F0, giảm tỷ lệ tử vong.
 
Bác sĩ Khoa cho biết từ cuối tháng 7, khi dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM phức tạp, nhà trường đã xây dựng mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng. Khác với các mô hình khác, mô hình của trường Đại học Y Dược chia làm hai trụ hỗ trợ nhau.
 
Mô hình thực hiện chăm sóc theo dõi F0 tại nhà, can thiệp sơ cấp cứu và chyển tầng kịp thời. Mục tiêu chính là giảm tử vong cho người bệnh. Mô hình được tổ chức gồm 2 trụ cột chính: Trụ 1 (đội 1) có nhiệm vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ từ xa và Trụ 2 (đội 2) có nhiệm vụ phản ứng nhanh, xử trí sơ cấp cứu, sau đó chuyển viện nếu nặng, xuất viện nếu nhẹ.

Thực tế, BS Khoa cho biết nhờ có sự kết nối của 2 đội mô hình này mang lại hiệu quả rất nhiều. Tính đến thời điểm hiện nay, mô hình đã được áp dụng và nhân rộng cho 3 quận trực thuộc TP. HCM là quận 8, quận 10 và quận Bình Tân. Ví dụ như tại quận 10, các tín hiệu vui liên tiếp xuất hiện giúp làm giảm tỷ lệ tử vong cho Bệnh nhân Covid-19.
 
Tham gia đội 2 ngay từ những ngày đầu, bác sĩ Khoa chia sẻ có những lúc căng thẳng, stress vì khó khăn nhưng dần dần các khó khăn về phương tiện cũng giảm. Người bệnh thì đa số là khi trở nặng họ mới xin hỗ trợ. Nếu người bệnh được theo dõi ngay từ đầu sẽ tốt hơn rất nhiều.
 
Sai lầm F0 hay gặp
 
BS Khoa cho biết việc đầu tiên khi bạn trở thành F0 hay có người thân là F0, bạn cần bình tĩnh, nhưng cũng không nên chủ quan mà cần tự mình sàng lọc nguy cơ của mình. Ví dụ các bệnh nền đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao… hay không, người trẻ có bị béo phì hay không. Khi đó, F0 sẽ chủ động theo dõi sức khoẻ của mình và đặc biệt các tình huống được chuẩn bị sẵn thì người thân và bản thân người bệnh đều biết lắng nghe cơ thể có sự thay đổi sẽ được hỗ trợ kịp thời. 

{keywords}
Giảng viên của trường ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn cho F0 từ xa.

 
Thực tế, khi tham gia cấp cứu tại hiện trường, bác sĩ Khoa nhận thấy những sai lầm của F0 hay gặp:
 
Thứ nhất, người bệnh dùng thuốc không đúng
 
Ví dụ như những toa thuốc được gom nhặt trên mạng, với những thuốc không đúng và có thể gây hại. Cũng có bệnh nhân được người làm từ thiện trao tặng gói thuốc nhưng các đầu thuốc đều không dùng cho người bệnh Covid-19.

Một số người khi được phường phát túi thuốc thì họ sử dụng sai, nhất là túi thuốc B (bao gồm thuốc kháng viêm, kháng đông). Nhiều người bệnh chưa đến mức như khuyến cáo đã uống thuốc và coi như dự phòng. BS Khoa cho biết điều này tăng thêm nguy hiểm cho người bệnh.
 
Thứ hai, không theo dõi sát nồng độ oxy máu SpO2

Có nhiều bệnh nhân không thấy khó thở nên không theo dõi SpO2. Điều này rất đáng tiếc, bác sĩ Khoa cho biết có những trường hợp nồng độ giảm oxy máu thầm lặng, người bệnh không có triệu chứng khó thở, họ có thể than hơi mệt nhưng vẫn ăn uống bình thường. Người thân cũng yên tâm và chỉ sau 1 giấc ngủ thì người bệnh không bao giờ tỉnh lại. Khi người nhà gọi bác sĩ hỗ trợ, tới trực tiếp thì bệnh nhân đã ngừng thở từ lúc nào. Đây là một điều rất đáng tiếc cho cả bệnh nhân, người nhà và người cấp cứu.

Trong nhóm mình đã có những nhân viên y tế đến nơi khi người bệnh đã mất vài giờ trước đó. Và điều bạn đó có thể làm chỉ còn là chia buồn với người nhà mà thôi.

BS Khoa cho biết nếu chủ động theo dõi SpO2 2-3 lần/ngày có thể giúp phát hiện sớm hơn tình trạng giảm oxy máu ngay khi triệu chứng còn rất âm thầm. Vì vậy, theo dõi SpO2 cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân Covid-19. Những người có nguy cơ cao bao gồm người trên 65 tuổi, hoặc những người có bệnh nền hay thể trạng béo phì nên chủ động theo dõi SpO2 hàng ngày.
 
Thứ ba, người bệnh tin rằng có oxy là được

Bác sĩ Khoa cho biết việc có oxy tại nhà chỉ là giải pháp “câu giờ” cho F0 khi diễn tiến nặng. Các F0 có dấu hiệu khó thở nhiều và SpO2 <=94%, cần phải thở oxy thì việc cung cấp oxy tại nhà chỉ là tình huống tạm thời và người bệnh cần được chuyển vào cơ sở y tế để theo dõi sát sao hơn.

Thực tế, có người bệnh phải thở oxy và khi có oxy họ không theo dõi nữa tin rằng thở oxy tại nhà cũng được. Điều này rất nguy hiểm vì người bệnh thở oxy cũng cần phải theo dõi nồng độ oxy trong máu có cải thiện hay không và theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim và thở có co kéo hay không. Chính vì vậy, khi đi cấp cứu xử trí tại nhà bệnh nhân, team của bác sĩ Khoa luôn tư vấn người bệnh cần phải chuyển vào viện dù đã có oxy tại nhà.
 
Thứ tư, F0 cần chuẩn bị tình huống xấu cho mình
 
Nếu bạn là F0 và thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn cần trao đổi với người thân của mình về các tình huống xấu có thể xảy ra. Bạn nên xác định trước người thân nào sẽ là người liên lạc và ra quyết định y khoa khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Việc trao đổi trước sẽ giúp gia đình hiểu rõ nguyện vọng của người bệnh cũng như người thân, tránh được sự rối ren vào giờ phút bệnh trở nặng.

Có một số tình huống cấp cứu, gia đình sau khi được giải thích bệnh nặng thì từ chối nhập viện. Nhóm cấp cứu và nhóm tư vấn qua điện thoại phải hợp sức giải thích hơn một giờ đồng hồ trước khi gia đình có quyết định sau cùng.

Gia đình cũng nên chuẩn bị được một số đầu mối liên lạc và hỗ trợ y khoa khi cần thiết. Đối với các bệnh nhân tham gia mô hình quản lý F0 tại cộng đồng của Đại học Y Dược, người bệnh và người nhà biết họ cần phải liên lạc với nhóm bác sĩ – sinh viên đang theo dõi họ và đội cấp cứu sẽ sẵn sàng khi họ cần đến.

Trong gần 2 tháng qua, bác sĩ Khoa cho biết hàng ngàn bệnh nhân tại các địa bàn được hỗ trợ đã được Đội 1 - Theo dõi và tư vấn từ xa giải thích bệnh, cho lời khuyên y tế, theo dõi và phát hiện tình trạng bệnh nặng kịp thời.

Khi nhận được yêu cầu từ Đội 1, Đội 2 sẽ lên đường hỗ trợ người bệnh 24/24 và phân tầng, chuyển tuyến phù hợp. Trong khi chờ đợi các số liệu tổng kết, chúng ta đang dần thấy một số dấu hiệu khả quan trong tình hình dịch Covid-19 tại các địa bàn trên – BS Khoa chia sẻ.

Bác sĩ 'già' ngày đêm online hỗ trợ F0

Bác sĩ 'già' ngày đêm online hỗ trợ F0

Khi dịch bệnh xảy ra, PGS Hùng cho rằng, người trẻ xông pha lên tuyến đầu đến với các bệnh viện điều trị Covid-19 thì một bác sĩ về hưu cũng phải tranh thủ online tư vấn hỗ trợ cho F0.

Mong mỏi khỏi bệnh về nhà nhưng phút chót chàng trai 10X tình nguyện ở lại chăm F0

Mong mỏi khỏi bệnh về nhà nhưng phút chót chàng trai 10X tình nguyện ở lại chăm F0

Với những bệnh nhân Covid-19, nhận thông báo được xuất viện đó là niềm vui vô bờ bến, mong ước ngày đó từng giờ, nhưng không ít người đến phút chót đã thay đổi quyết định, xin ở lại làm tình nguyện viên chăm sóc F0.


K.Chi  
 
 

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !