Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN có hiệu lực
Cơ sở pháp lý quan trọng cho kinh tế số khu vực
Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN được ký kết vào ngày 22/1/2019 tại Hà Nội, Việt Nam, đã thiết lập các nguyên tắc và quy tắc chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong khu vực và tăng cường năng lực thực hiện các nguyên tắc và quy tắc đó. Hiệp định sẽ đóng vai trò là công cụ tìm đường cho các quy tắc hiện đại về giao dịch thương mại điện tử trong khu vực và mở đường hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp trong khu vực. Khi có hiệu lực, việc thực thi Hiệp định Thương mại điện tử là công cụ, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của ASEAN.
Thực tế, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, thương mại điện tử khu vực ASEAN đã phát triển theo cấp số nhân và trở thành động lực chính trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. ASEAN đang trên con đường trở thành nền kinh tế internet trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, được thúc đẩy bởi nền tảng người tiêu dùng và thương mại kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, tăng tốc trong thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm. Hiện kinh tế Internet (vẫn được gọi chung là kinh tế số) của ASEAN ước tính đạt 170 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào cuối năm 2021 và hơn 360 tỷ USD vào năm 2025, vượt xa dự báo trước đó là 300 tỷ USD theo ấn bản báo cáo năm 2021 về nền kinh tế điện tử Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company.
Thương mại điện tử lại là một động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các MSME, tiếp cận thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp trong ASEAN đã nhận ra điều này và sử dụng thương mại điện tử để mở rộng và xây dựng doanh nghiệp. Riêng với ASEAN, lợi ích của thương mại điện tử không chỉ là việc tạo ra các cơ hội thương mại và kinh doanh. Nó cũng góp phần vào sự gắn kết xã hội và sự phát triển kinh tế chung của khu vực, là những yếu tố quan trọng cho quá trình hội nhập khu vực. Do vậy, thời gian qua các nước ASEAN đã tăng cường hợp tác về thương mại điện tử nhằm xây dựng Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN để tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới trong ASEAN.
ASEAN học theo Trung Quốc?
Theo các thống kê gần đây cho thấy, nhiều quốc gia ASEAN đã chứng kiến sự chấp nhận thương mại điện tử của người dùng Internet mạnh mẽ hơn so với mức trung bình của thế giới cũng như nhiều thị trường trưởng thành. Indonesia được cho là có mức chấp nhận thương mại điện tử cao nhất trên thế giới vào năm 2021, với 87% người dùng Internet đã mua hàng trực tuyến qua thiết bị điện tử, tiếp theo là Anh (86%), Thái Lan (84%) và Malaysia (83%).
Trong khi đó, Philippines, Singapore và Việt Nam, cũng đã vượt qua Trung Quốc đại lục, được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Là những người chấp nhận Internet muộn, hầu hết người tiêu dùng các nước ASEAN chưa bao giờ sở hữu một máy tính để bàn. Thay vào đó, với việc điện thoại thông minh ngày càng trở nên hợp lý hơn và dễ tiếp cận hơn, thiết bị di động đã trở thành phương tiện chính để duy trì kết nối và mua sắm trực tuyến.
Để rồi chỉ qua 2 năm đại dịch Covid-19, Indonesia nổi lên là quốc gia nhiệt tình áp dụng thương mại điện tử di động nhất thế giới. Điiều này cũng diễn ra mạnh mẽ tại Thái Lan (74%) và Philippines (70%). Trong khi đó, Trung Quốc đại lục chỉ đứng thứ sáu về mức độ sử dụng thương mại điện tử di động, với 64% người dùng Internet đã mua sắm trực tuyến bằng điện thoại di động thông minh (smartphone).
Điều đáng mừng hơn, nếu trước kia thương mại điện tử trước đây được nhiều nhà bán lẻ ở ASEAN coi là một lựa chọn tốt hơn là một chiến lược kinh doanh thiết yếu. Khi Covid-19 định hình lại hành vi của người tiêu dùng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến ở ASEAN. Thương mại điện tử đã trở thành một kênh hiệu quả để các công ty, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hồng Kông và các nhà xuất khẩu, tiếp cận người tiêu dùng địa phương hoặc phát triển dấu ấn hiện có của họ tại các thị trường ASEAN.
Nam Phương