Hết thời môi giới bất động sản sang chảnh

Thị trường bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu chững lại khi nguồn cung hạn chế, giá bán cao, thanh khoản kém, bị siết vốn vay ngân hàng… Thực tế này khiến môi giới bất động sản chật vật tìm khách, ngán ngẩm vì cả tháng không có giao dịch nào.

Chị Nguyễn Minh, môi giới sàn giao dịch BĐS có tiếng ở Hà Nội cho biết, 4 tháng nay chị không có lương, vì công ty không có dự án mới để bán. Chị cũng tìm đủ phân khúc khác từ đất nền, thổ cư, ruộng để môi giới nhưng không có giao dịch.

Chị Minh cho biết, chị không thể ngờ rằng, chỉ mới hơn 4 tháng trước, cuộc sống của nhiều môi giới vẫn là: sáng uống cà phê cùng bạn bè, chiều thong thả tập gym, ban ngày sắp xếp lịch đi xem đất hoặc thăm dò thị trường để đầu tư.

Tháng 3/2022, chị Minh vẫn kỳ vọng vào sức nóng lên của thị trường khi mạnh tay góp tới gần 1 tỷ đồng vào thương vụ “săn đất” ở Bình Phước. Ngoài số vốn tự có, chị Minh còn cầm cố cuốn sổ hồng căn chung cư đang ở để vay vốn. Thế nhưng tất cả đều không như dự tính, song đất không xuất hiện, tất cả đều “án binh bất động”.

Ngày 28/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS vi phạm. Những trường hợp bị phạt cụ thể như sau: Không có chứng chỉ hành nghề, không có quy chế hoạt động sàn giao dịch, thu các loại phí kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không quy định, rao bán BĐS không đủ điều kiện, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, thông tin về BĐS…

Số tiền tích lũy dự phòng đã được chị Minh sử dụng hết, trong khi khoản lãi gốc ngân hàng mỗi tháng vẫn phải gánh thường xuyên. “Hơn 3 tháng nay, tôi sống bằng tiền đi vay bạn bè. Số tiền dự phòng dành để trả tiền gốc vay ngân hàng. Thực sự chưa bao giờ tôi rơi vào khó khăn này. Đến khoản trái phiếu đầu tư của tôi cũng gặp trục trặc và không thể rút ra. Tất cả các kênh đầu tư đều “đóng băng”. Tôi đang đợi đến Tết nếu thị trường không tốt, khả quan sẽ phải tìm tạm công việc có lương hằng tháng để chi trả các khoản chi phí”, chị Minh nói.

Theo anh Thanh Tùng, chủ một sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội, nhiều người bên ngoài nhìn vào thấy nghề môi giới BĐS dễ có thu nhập cao. Chỉ cần dẫn khách đến, khách ưng chốt mua là có tiền nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. “Môi giới chuyên nghiệp phải am hiểu từ quy hoạch, tư vấn, tiềm năng sinh lời để giới thiệu với khách hàng, thì họ mới tin tưởng để lần sau tiếp tục làm việc. Đây cũng là nghề mang tính thời điểm”, anh Tùng nói.

Hết thời môi giới bất động sản sang chảnh ảnh 1

Môi giới BĐS bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt

Thời gian qua nhiều người thấy thị trường sôi động nên bỏ nghề đang làm để chạy theo làm môi giới BĐS. Tuy nhiên, bước chân vào nghề, không ít trường hợp đã vỡ mộng. Những lúc thị trường lặng sóng như thế này không bán được hàng nhiều người sẽ chán nản bỏ nghề, anh Tùng cho hay.

Sàn đóng cửa, thanh lọc người

Theo Bộ Xây dựng, đầu năm 2022, hoạt động của thị trường đã dần trở lại bình thường, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng hơn nhiều so với năm 2021. Tính đến hiện tại hầu hết các sàn giao dịch đã trở lại hoạt động, đồng thời có thêm nhiều sàn mới được thành lập, hoạt động; hiện có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch BĐS hoạt động.

Trong quý I và II, thị trường BĐS có hiện tượng tăng nhanh về giá và lượng giao dịch ở nhiều phân khúc BĐS tại nhiều địa phương trên cả nước, kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch; thu hút số lượng lớn người tham gia môi giới, đặc biệt là môi giới tự do, giao dịch BĐS. Tuy nhiên, trong quý III, Bộ Xây dựng đánh giá thị trường có sự điều chỉnh, lượng giao dịch BĐS đã giảm so với đầu năm, dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch BĐS giảm, số lượng BĐS được môi giới cũng giảm theo.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho biết thị trường trầm lắng là giai đoạn thanh lọc nhân sự nghề môi giới BĐS. Thời kỳ thị trường sôi động, “sốt”, ai cũng thấy sự bùng nổ nhân sự của nghề này. Mức hoa hồng khủng của mỗi giao dịch thành công khiến nghề môi giới BĐS có sức hút riêng.

Lúc đó, quy trình tuyển dụng môi giới dễ dãi, thực hiện ồ ạt ở một số đơn vị. Ứng viên không cần bằng cấp, không cần kinh nghiệm, chỉ cần vượt qua tiêu chí mà một số sàn đưa ra (đam mê kinh doanh, đam mê làm giàu)… là hoàn toàn có thể ứng tuyển. Theo số liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới BĐS đang hoạt động. Tuy nhiên, số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ 35.000 người. Đại bộ phận các nhân viên môi giới hiện chỉ được đào tạo ngắn hạn về chính sách bán hàng của dự án BĐS, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, ông Đính cho rằng, không khó hiểu khi thị trường trầm lắng, khó khăn, nhân sự của ngành có biến động lớn là nghỉ việc, bỏ nghề.

Ngoài ra thực tế dễ thấy, nhiều sàn môi giới BĐS và nhân viên “bắt tay” với chủ đầu tư tạo khan hiếm giả, nâng giá bán hàng. Thậm chí, môi giới còn quảng cáo không đúng sự thật, khiến nhiều người ngã ngửa khi nhận nhà thấy chất lượng yếu, dự án không đúng như quảng cáo. Sự việc kéo theo nhiều hệ lụy khi người dân phải thường xuyên căng băng rôn đòi quyền lợi vì tin những lời quảng cáo của môi giới từ những cú “bắt tay” giữa môi giới với chủ đầu tư.

Mua đất lúc này là lỗ, chờ một năm tới sẽ ra sao?Khi thị trường bất động sản đang khó khăn thì nhà đầu tư nên chậm rãi, thận trọng, đánh giá cơ hội đầu tư chính xác nhất. Bởi lẽ, chỉ cần 1-2 thương vụ chốt lời có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn những nhà đầu tư đã đổ tiền suốt 2 năm qua.

Theo TPO

Vinamilk hợp tác hai nhà nhập khẩu, phân phối lớn đưa sữa chua vào Trung Quốc

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc để đưa sữa chua vào thị trường tỷ dân này.

SHB tham gia chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu

Ngày 29/9/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.