Hết tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo đạt 5,5GW

Một trong những giải pháp phát triển bền vững năng lượng Việt Nam trong tương lai là từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, khơi mở nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, nhu cầu năng lượng cho năm 2020 phải đạt 235 tỷ kWh điện, đến năm 2025 cần 352 tỷ kWh.

Để đáp ứng được nhu cầu này, mức tăng trưởng nguồn điện cần khoảng 60.000 MW công suất nguồn trong năm 2020 và sẽ còn tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo.

Từ năm 2018 đến tháng 6/2019, đã có hơn 330 dự án điện mặt trời trình Chính phủ phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch điện, trong đó có 121 dự án đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100 MW và năm 2030 là 7.200 MW. Ngoài ra, còn 221 dự án đang chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 14.330 MW.

{keywords}
Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển năng lượng tái tạo (ảnh minh họa)

Bộ Công thương cho biết, tính đến hết tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo đạt 5,5GW, gồm điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối, chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc.

Trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển năng lượng tái tạo. Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành (5.000 MW), Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong tháng 12 này, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thẩm định và báo cáo với Thủ tướng xem xét, phê duyệt để đầu năm 2021 sẽ tổ chức triển khai thực hiện tổng sơ đồ điện VIII.

“Chắc chắn tới đây, những nguồn năng lượng mới, năng lượng có tiềm năng và năng lượng sạch, năng lượng có điều kiện để phát triển khai thác có hiệu quả ở Việt Nam sẽ được quan tâm”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Một vấn đề được quan tâm gần đây là tái chế tấm pin mặt trời. Việc tái chế các tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, mà còn một lần nữa khẳng định điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch.

Trọng lượng một tấm pin năng lượng mặt trời, tấm kính cường lực thường nặng nhất: chiếm tỷ trọng 65%; sau đó tới khung chiếm 20%; rồi đến các tế bào quang điện khoảng 6-8%, cuối cùng là các thành phần còn lại. Tổng khối lượng của tấm kính, khung và tế bào quang điện chiếm khoảng 91-93% khối lượng của toàn bộ tấm pin năng lượng mặt trời. Như vậy, phần lớn các vật liệu trong một tấm pin mặt trời là có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất.

Chính vì vậy, các tấm pin mặt trời không sử dụng nữa chính là tài nguyên làm vật liệu đầu vào sản xuất các tấm pin mới hoặc cho các mục đích khác. Việc tái chế tấm pin mặt trời sẽ giúp ngành công nghiệp điện mặt trời ngày càng phát triển.

Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý các tấm pin mặt trời cũ với tỷ lệ tái chế lên đến 96%. Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế…

Việc quan tâm đến năng lượng sạch cũng như phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất điện đã được chứng minh băng việc một số doanh nghiệp trong ngành được vinh danh tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2020

Để được lựa chọn trong danh sách Doanh nghiệp bền vững Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sàng lọc khắt khe dựa trên bộ chỉ số DN bền vững (CSI). Bộ chỉ số CSI được xây dựng như thước đo giá trị của DN dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong ba lĩnh vực chính là kinh tế, môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, bộ chỉ số cũng là một công cụ ghi nhận các chỉ tiêu đo lường và hỗ trợ DN theo dõi quản lý thay đổi, từ đó hỗ trợ cho hoạt động của DN được duy trì và phát triển theo hướng bền vững hơn.

Việc tham gia và đạt Top 100 tại bảng xếp hạng đã phản ánh những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chung tay cùng cộng đồng thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Việc đánh giá này không chỉ giúp tôn vinh doanh nghiệp mà còn lan tỏa ý nghĩa, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển theo định hướng bền vững, để hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Hiền Anh

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !