Hệ sinh thái suy thoái ảnh hưởng đến người nghèo

Sự suy giảm về diện tích các vùng ven biển và sự suy thoái của các hệ sinh thái và tài nguyên ven biển, đã và đang làm giảm các cơ hội sinh kế của người dân ở đây.

Hệ sinh thái biển và ven bờ ở Việt Nam cung cấp nhiều lợi ích kinh tế (thực phẩm, thu nhập, việc làm) và nhiều giá trị cộng đồng (tham quan, giải trí, văn hóa) cho đời sống con người, thông qua những dịch vụ và chức năng quan trọng như điều tiết, cung cấp lương thực, văn hóa và hỗ trợ. Nhu cầu về dịch vụ sinh thái ngày càng tăng do dân số tăng và sự phát triển kinh tế ở các khu vực ven biển. Tuy vậy, xu hướng giảm các dịch vụ sinh thái, đặc biệt là cung cấp lương thực và điều tiết do diện tích các khu sinh thái tự nhiên bị thu hẹp, sản lượng giảm và khả năng phục hồi kém. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống con người, đặc biệt là những người nghèo ít cơ hội để tiếp cận và hưởng lợi từ tự nhiên.   

     * Giá trị của các hệ sinh thái biển   

    Việt Nam có hệ thống các hệ sinh thái biển đa dạng, bao gồm 155.000 ha rừng ngập mặn, khoảng 1.300 km2 rạn san hô, gần 500 km2 đầm phá và khoảng 16.000 ha cỏ biển, nhiều khu vực bãi triều và cửa sông. Các hệ sinh thái này đã cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho người dân, với khoảng 20 triệu người gián tiếp chịu tác động của các dịch vụ này, 8 triệu người nghèo trực tiếp sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái.   

    Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng: Tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ của hệ sinh thái rạn san hô của nước ta ước tính vào khoảng 100 triệu USD, trong đó 1km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh bắt lên tới 10.000USSD. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, 1km2 rừng ngập mặn có thể cung cấp lượng đánh bắt 450kg hải sản. Mỗi năm hệ sinh thái cỏ biển cung cấp lượng thủy sản và các dịch vụ có giá trị trên 20 triệu USD. Còn tổng giá trị đầm phá ước tính trên 2.000 USD/ha.

    Về các giá trị điều tiết: Có thể thấy rõ chức năng bảo vệ đường bờ biển của các rạn san hô tại một số điểm ở Miền Trung như Bãi Tiên và Hòn Khói của tỉnh Khánh Hòa. Rừng ngập mặn có thể làm giảm xói mòn bờ biển và bảo vệ đường bờ khỏi bão và triều cường. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít oxy hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khí hấp thụ CO2 vào nước.   

    Mỗi acre (tương đương 0,44ha) cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá mỗi năm. Lượng sinh khối này tạo ra nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh đẻ của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. Các loài thực vật cỏ biển cũng đóng góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển, hay gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã. Một số quần đảo như Trường Sa, Hoàng Sa phát triển trên nền san hô dã chết. Nhiều bãi tắm đẹp ở Hạ Long, Cát Bà cũng được tạo ra trong quá trình hình thành rạn san hô.   

    Tiêu biểu như thành phố Nha Trang là một trong trung tâm du lịch biển của Việt Nam, sở hữu những rạn san hô đa dạng quanh những đảo gần bờ. Riêng dịch vụ lặn biển ở đây ước tính mỗi năm 400.000USD. Hiện cũng đã có nhiều hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng như ở rừng ngập mặn Cần Giờ-Thành phố Hồ Chí Minh, Giao Thủy-  Nam   Định.   

    * Nguy cơ suy thoái các hệ sinh thái   

    Qua nghiên cứu, khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, các hệ sinh thái biển của Việt   Nam   đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng trong những thập niên vừa qua. Chỉ 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển hiện trong điều kiện tốt. Độ che phủ của san hô đã giảm 30% tại một số nơi trong giai đoạn 1993-2004. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng đang bị suy thoái mạnh mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 20, đến nhưng năm 90 của thế kỷ này. Lượng đánh bắt hải sản trên 1 ha tại đầm phá giảm xuống hơn một nửa trong thập niên trước. Thảm cỏ biển tại tỉnh Khánh Hòa bị thu hẹp đáng kể với tốc độ 80ha mỗi năm.    

    Nguyên nhân suy thoái các hệ sinh thái biển trước hết là do nhu cầu sử dụng dịch vụ hệ sinh thái ngày một tăng, chủ yếu do áp lực dân số. Đơn cử như tổng diện tích nuôi tôm năm 2000 mới có 250.000ha, nhưng đến năm 2003 đã lên đến 530.000ha. Hiện Việt   Nam   nằm trong những quốc gia có diện tích nuôi tôm lớn nhất thế giới. Trong khi khả năng phản hồi lại nhu cầu cao như vậy của các hệ sinh thái rất thấp, do sự suy giảm về diện tích và năng suất dưới tác động của con người.   

    Các yếu tố ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển bao gồm khai thác quá mức vùng ven bờ, đánh bắt theo lối hủy diệt, nuôi trồng thủy sản thiếu bền vững, các hoạt động công nghiệp và sử dụng đất tràn lan, cộng với biến đổi khí hậu gia tăng. Bên cạnh đó, các yếu tố gián tiếp như quản lý tài nguyên ven biển yếu kém, gia tăng nhu cầu hải sản. Khả năng chống chịu của sinh kế thấp khi chịu tác động của biến đổi môi trường. Sinh kế của người dân ven biển quá phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven biển sẵn có.   

    * Những mâu thuẫn phát sinh   

    Phân tích   “Đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái biển và ven biển đối với giảm nghèo ở Việt Nam”, do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng thực hiện cho thấy: Sự suy giảm về diện tích các vùng ven biển và sự suy thoái của các hệ sinh thái và tài nguyên ven biển, đã và đang làm giảm các cơ hội sinh kế của người dân ở đây. Hậu quả của quá trình này là suy giảm sản xuất lương thực và thu nhập, nghèo đói và mất an ninh xã hội. Để thích nghi với những thay đổi về môi trường, người dân vùng ven biển buộc phải di cư tới các vùng khác nhằm tìm kiếm những việc làm mới và các cơ hội thu nhập khác.   

    Những mâu thuẫn cũng phát sinh trong việc sử dụng nguồn lợi ven biển từ các nhóm sử dụng khác nhau. Chẳng hạn nhóm nuôi trồng thủy sản mâu thuẫn với nhóm khai thác quy mô nhỏ, vì chất thải không được sử lý từ các ao nuôi của họ sẽ gây ô nhiễm vùng nước dành cho hoạt động khai thác. Công nghiệp ảnh hưởng xấu tới khai thác thủy sản thủ công, do tràn dầu và ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ở nhiều khgu vực. Hiện tượng này thường thấy ở Vịnh Hạ Long-Quảng Ninh, hoặc Vịnh Vân Phong-Khanh Hòa.   

    Mâu thuẫn còn liên quan đến việc cung cấp lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái tăng lên, do sự phân hóa giàu nghèo ngày một trầm trọng. Nuôi trồng thủy sản phát triển làm cho người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo đi. Người có tiền tham gia nuôi trồng thủy sản sẽ làm cho khu vực khai thác của người có thu nhập thấp bị thu hẹp. Đó là chưa kể bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận với các lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái cũng là vấn đề lớn ở một số vùng ven biển hiện nay.   

    Sự suy giảm các hệ sinh thái nhất là rừng ngập mặn đã tác động đáng kể về mặt xã hội với người nghèo. Đặc biệt là phụ nữ. Vì họ là những người thu lượm hải sản ở các vùng ven biển. Việc tư hữu hóa nguồn đất đai cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, dẫn tới thực tế là người giàu có thêm quyền lực, trong khi người nghèo gồm cả phụ nữ dường như có thêm những thách thức khi tìm kiếm các sinh kế khác thay thế. Vì khả năng tiếp cận của người nghèo tới nguồn vốn, công nghệ và những nguồn lợi khác như đất đai là rất hạn hẹp.   


    NH

    Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

    Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

    Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

    Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

    Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

    Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

    Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

    Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

    Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

    Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

    Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

    Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

    Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

    Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

    Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

    Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

    Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

    Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

    Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

    Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

    Đang cập nhật dữ liệu !