Hé lộ kế hoạch ‘phá băng’ nhà ở xã hội của nhiều ông lớn bất động sản

Tại Đại hội cổ đông mới đây Nam Long, Hoàng Quân và trong tài liệu trình cổ đông của Vinhomes, các doanh nghiệp khẳng định ưu tiên phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền với kế hoạch xây dựng hàng nghìn căn hộ.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023 của Tập đoàn Nam Long (NLG) vừa diễn ra ngày 22/4, ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT NLG cho biết, NLG sắp tới sẽ ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm sẵn sàng phù hơp với túi tiền, xây dựng chính sách hỗ trợ người mua nhà, ưu tiên mở rộng quỹ đất cho sản phẩm nhà ở vừa túi tiền.

Cụ thể về kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, Tổng Giám đốc NLG Trần Xuân Ngọc cho hay, công ty có dự định tham gia thị trường nhà ở xã hội với cam kết đóng góp 20.000 căn trong những dự án doanh nghiệp làm. Công ty cũng đã trao đổi với chính quyền nhiều địa phương từ Bắc vào Nam và nhận thấy nhiều địa phương đang cần tìm các nhà phát triển bất động sản vừa túi tiền với người dân.

Chia sẻ tại đại hội cổ đông Công ty Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) vừa qua, ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT HQC khẳng định, năm 2023, Hoàng Quân tiếp tục đẩy mạnh phát triển lĩnh vực nhà ở xã hội, nhằm hưởng ứng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” của Chính phủ.

HĐQT công ty cũng đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 50.000 sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ nay đến năm 2030.

Nhiều ông lớn bất động sản nhập cuộc "phá băng" nhà ở xã hội (Ảnh: Hoàng Hà) 

Điều khiến nhiều người chú ý tại đại hội là ông Trương Anh Tuấn đã nhấn mạnh việc khuyến khích cổ đông tham gia bán nhà ở xã hội của công ty. Theo đó, ông Tuấn cam kết cổ đông nào của Địa ốc Hoàng Quân giới thiệu khách hàng mua thành công NOXH của công ty sẽ được nhận hoa hồng 1%, còn khách mua cũng được nhận 1%. Khách và người mua có thể nhận tiền mặt hoặc trừ vào giá bán sản phẩm.

Tại báo cáo thường niên năm 2022 vừa được Công ty CP Vinhome công bố đầu tháng 4, ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho biết, thương hiệu nhà ở xã hội Happy Home là một trong những trọng tâm phát triển của Vinhomes trong thời gian tới.

Trong tháng 7/2022, Vinhomes đã động thổ hai dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Thanh Hóa và Quảng Trị với quy mô 3.500 căn.

Trong năm 2023, ông Hoa cho biết công ty sẽ tiếp tục mở bán hai dự án tại Thanh Hóa và Quảng Trị, đồng thời, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bổ sung dự án tại nhiều tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định số 664 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án khu nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh cho Công ty CP Muối Cam Ranh. Công ty CP Muối Cam Ranh là công ty thuộc sở hữu của Công ty CP Vinhomes. Dự án khu nhà ở xã hội này còn có tên gọi khác là Vinhomes Happy Home với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.756 tỷ đồng.

Liên doanh Công ty BIC và Him Lam cũng cho biết, đang triển khai xây dựng hạ tầng của 3 tòa cao 22 tầng với khoảng 1.900 căn hộ nhà ở xã hội tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội.

Khẩn trương gỡ vướng pháp lý

Thông tin từ DKRA Việt Nam, nguồn cung bất động sản trên thị trường hiện tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Với nhà ở xã hội, trong năm 2022, cả nước chỉ có 9 dự án, tương đương hơn 5.500 căn. Đại diện DKRA Việt Nam đánh giá, nếu không có giải pháp đồng bộ thì mục tiêu xây 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Việt Nam sẽ “khó thực thi”.

Theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, vướng mắc pháp lý khiến nhiều dự án không được phê duyệt kịp thời dẫn đến thị trường thiếu nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội.

“Nhiều khi vấn đề không phải thiếu tiền. Chúng ta có gói 18.000 tỷ phát triển nhà ở xã hội, trong đó hiện vẫn còn 11.000 tỷ chưa tiêu hết, đang nằm ở Ngân hàng Chính sách. Vấn đề chủ yếu do thiếu nguồn cung và chính sách pháp lý quá phức tạp”, ông Lực nhận định.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT HQC đánh giá, ngoài thủ tục thực hiện các dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn phải mất 5 - 10 năm mới hoàn thành dự án, thiếu dòng vốn hỗ trợ thì vấn đề khó khăn lớn nhất là quỹ đất.

“Hiện nay, để có quỹ đất làm nhà ở xã hội, thời gian chờ đợi rất lâu và vướng mắc. Chúng tôi cần một quy trình mạnh hơn; cần có sự đột phá về thủ tục hành chính ở các địa phương lớn như TP.HCM”, đại diện Công ty Hoàng Quân nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc xử lý chính sách cần nhanh hơn, chi tiết hơn, cụ thể hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội càng cần phải “rất khẩn trương”.

“Trong giai đoạn này, nhà ở xã hội là sản phẩm sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường, vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch trên thị trường sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, các hoạt động kinh tế khác sẽ ổn định trở lại”, ông Đính cho biết.

Hồng Khanh

Tuyên Quang đấu giá 159 lô đất, khởi điểm thấp nhất gần 400 triệu đồng/lô

Trong tháng 6 này, 159 lô đất tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức đấu giá. Giá khởi điểm thấp nhất gần 400 triệu đồng/lô.

Loạt ô tô giảm 100% phí trước bạ trong tháng 6, nhiều nhất gần 250 triệu đồng

Hiện tại, nhiều hãng xe như Honda, Mitsubishi, vẫn đang mạnh tay ưu đãi tới 100% phí trước bạ cho người tiêu dùng mua xe mới trong tháng 6 nhằm kích cầu tiêu dùng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Chỉ còn 1 ngân hàng trả lãi cao nhất 8,6%/năm

Sau VietBank, VietA Bank là ngân hàng thứ hai sau giảm lãi suất huy động lần thứ 4 liên tiếp, chỉ trong vòng một tháng. Tuy nhiên, thị trường ghi nhận vẫn còn ngân hàng có mức lãi suất 8,6%/năm.

Nắng nóng đỉnh điểm, ông lớn ngành giải khát, sữa, cà phê làm ăn ra sao?

Nhiều doanh nghiệp nước giải khát, sữa, cà phê Việt khiến các tập đoàn tiếng tăm nước ngoài gặp không ít khó khăn. Sau đại dịch Covid-19 và trong đợt nắng nóng, các DN Việt đang làm ăn ra sao?

Trung Quốc khen nông sản Việt ngon, DN vẫn mua bán lẻ tẻ, đứt đoạn

Phía Trung Quốc khen chất lượng nông sản Việt ngon, muốn mua lượng lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp hai bên vẫn còn mua bán lẻ tẻ rồi đứt đoạn, chưa có sự kết nối để tạo thành chuỗi giá trị cung ứng bền vững.

Bản tin tài chính sáng 6/6: Giá vàng và dầu tăng, USD quay đầu giảm

Giá vàng thế giới tăng trong phiên đầu tuần. Giá xăng dầu thế giới cũng tăng mạnh. Còn giá USD quay đầu giảm. Chỉ số DXY mất mốc 104 điểm.

Cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán 'thoát hiểm'

Cổ phiếu có giá cao nhất sàn chứng khoán được đưa ra khỏi diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 5/6.

Giá vàng hôm nay 6/6: Dập dìu tăng giá

Giá vàng thế giới tăng trở lại sau báo cáo về ngành dịch vụ tại Mỹ giảm mạnh so với dự kiến. Kim loại quý chưa tìm thấy xu hướng đi mới, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhiều khả năng dừng tăng lãi suất.

Giá xăng dầu hôm nay 6/6: Tăng mạnh do lo ngại nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay (6/6) trên thị trường thế giới tiếp đà đi lên từ phiên trước. Giá xăng dầu tăng mạnh do lo ngại nguồn cung sụt giảm.

Xổ số TP.HCM thu hơn 11.000 tỷ, lãi trước thuế gần 1.700 tỷ đồng

Năm 2022, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thu gần 10.800 tỷ đồng từ kinh doanh xổ số truyền thống và xổ số cào. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1.692 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm trước đó.