Bán cắt lỗ nhà đất vẫn ế sưng, méo mặt vì gánh nợ ngân hàng

Cơn “sốt đất” hạ nhiệt khiến thị trường bất động sản vắng khách, giao dịch trầm lắng, nhiều môi giới, cò đất chuyển nghề, nhà đầu tư lỡ ôm đất lướt sóng chưa đẩy được hàng, lại phải cõng trên lưng gánh nặng lãi suất, nợ ngân hàng ngày một tăng...

Hết sốt đất, đất đấu giá ế sưng

Khoảng 5-6 tháng trở lại đây, lượng người giao dịch, tham gia các cuộc đấu giá đất ở Bắc Giang giảm rõ rệt. Số lô đất không có người mua còn nhiều. 

Theo Sở Xây dựng Bắc Giang, đến tháng 10/2022, toàn tỉnh có gần 10,6 nghìn lô đất đủ điều kiện chuyển nhượng thì hiện vẫn còn 2.360 lô chưa bán được.

Tại một số huyện như: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế trong 9 tháng năm 2022 có khoảng 300 lô đất bị bỏ cọc, trong đó, nhiều nhất là Tân Yên hơn 130 lô.

Một điểm giao dịch BĐS tại Khu đô thị phía Nam (TP Bắc Giang) cửa đóng, then cài. (Ảnh: BGO).

Mới đây nhất là đợt đấu giá ngày 6/11, trong số 83 lô đất ở tại khu đô thị số 1, thị trấn Nham Biền (Yên Dũng) được đưa ra đấu giá thì chỉ 41 lô được bán, số tiền kênh lên sau đấu giá khoảng 4 tỷ đồng (khoảng 7%) so với giá khởi điểm. 

Tình trạng đất đấu giá bị ế không chỉ xảy ra ở Bắc Giang, mà ở nhiều địa phương khác cũng trong tình cảnh tương tự.

Tại Hải Dương, vào cuối tháng 3/2022, 31 lô đất ở xã Cổ Bì (huyện Bình Giang) được tổ chức đấu giá thì có tới hơn 300 hồ sơ tham gia đấu giá. Điều đáng nói là, trong 31 lô đất đấấu giá thành công trên, khi hết hạn nộp tiền trúng đấu giá đất cũng chỉ có 2 trường hợp nộp tiền, còn 29 người còn lại đã bỏ và chấp nhận mất tiền đặt cọc. 

Không riêng gì đất đấu giá ở xã Cổ Bì bị… ế, một loạt địa điểm đơn vị vừa tổ chức đấu giá đất cũng bị ế như xã Quang Minh (Gia Lộc); Chí Minh, Tân Kỳ (Tứ Kỳ); Long Xuyên (Bình Giang); Hợp Tiến, An Lâm (Nam Sách)… với tỷ lệ đấu giá thành công chưa đến 60%. 

Do hàng loạt đất đấu giá bị bỏ cọc nên cuối tháng 10/2022 vừa qua, tỉnh Hải Dương đã phải phê duyệt lại giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều khu dân cư, điểm dân cư trên địa bàn huyện Bình Giang, trong đó có 17 lô đất ở xã Cổ Bì với mức giá khởi điểm là 8 triệu đồng/m2. Ngoài ra, các điểm đấu giá đất ở nhiều địa phương khác cũng được phê duyệt để đưa ra đấu giá lại lần 3, lần 4.

Ôm đất lướt sóng… ô luôn cả cục nợ

Sau cơn sốt vào đầu năm, thị trường bất động sản trở nên yên ắng, giao dịch giảm mạnh khiến bóng dáng các môi giới, cò đất cũng như nhà đầu tư mất hút trên thị trường.

Nhiều lô đất được mua đi bán lại và bỏ không từ lâu

Năm 2021, giá đất ở xã Lê Lợi (TP Chí Linh, Hải Dương) bỗng “nổi sóng” khi có thông tin về dự án mới sẽ được đầu tư ở nơi đây. Thời điểm đó, ngày nào cũng có nhiều đoàn xe ô tô con chở hàng trăm “cò đất” lùng sục khắp các ngõ ngách trong các làng để tìm mua đất khiến giá đất trước đây chỉ khoảng 3-5 triệu đồng/m2 thì tăng vọt lên đến 15-20 triệu đồng/m2. 

Thế nhưng vài tháng nay, người dân nơi đây cho biết, chẳng thấy bóng dáng nhà đầu tư nào đến hỏi mua đất nữa, thông tin về dự án đầu tư ở đây cũng chưa thực sự rõ ràng có thật hay không nhưng sự thật là sóng đất ở nơi đây đã chìm nghỉm mất rồi. 

Khi "sốt đất" bùng lên thì đi đến đâu cũng gặp đội ngũ môi giới đất hoạt động. Thậm chí, tại nhiều điểm rộ lên cơn sốt, các lều bạt môi giới BĐS mọc lên với những bảng hiệu, thông tin liên hệ bán đất treo dán khắp nơi. Thông tin rao bán, giao dịch không chỉ sôi động trên thị trường mà trên các trang mạng xã hội cũng trở nên “ầm ĩ”.

Không ít người, nhờ đó mà kiếm khoản tiền lớn trong chớp mắt. Vì thế nhiều người theo nhau đi làm môi giới, buôn bán bất động sản. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, thị trường BĐS nhiều nơi đã chững lại, giao dịch thưa thớt, khách vắng hẳn nên lực lượng môi giới đất cũng thất nghiệp và dần vắng bóng.

Tại TP Bắc Giang, những khu dân cư mới như Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… không còn thấy cảnh nhộn nhịp kẻ vào, người ra xem đất, ngã giá như trước. Những chiếc lều, bạt được dựng tạm trên các khu dân cư mới làm nơi giao dịch, mua bán đất hồi nào giờ đã được tháo dỡ, hoặc đóng cửa.

Nhiều môi giới cho biết, họ đã chuyển sang việc khác để làm thay vì làm môi giới BĐS. Còn những người lỡ “ôm đất” đầu tư theo kiểu “lướt sóng” thì như đang ngồi trên đống lửa bởi giá đất giảm, tiền vay từ ngân hàng ngày một nặng hơn vì lãi suất tăng.

Thế nhưng, giới đầu tư bất động sản cho rằng, thời điểm này vẫn chưa nói đến điều gì nhưng hết năm nay và trong năm sau thì những người “ôm đất” với giá cao mới thực sự “ngấm đòn”. 

Cuối năm 2021, chị T.B.Y ở Kiên Giang vay 600 triệu đồng từ ngân hàng để mua miếng đất ở thị trấn Giồng Riềng với giá 1 tỷ đồng, chị định khoảng 6 tháng đến 1 năm sau thì sẽ rao bán lại để kiếm lời.

Thế nhưng hơn 1 tháng nay, ngoài nhờ bàn bè, người thân rao bán hộ miếng đất, chị T.B.Y liên tục đăng thông, rao bán khắp nơi, đưa cả lên các trang mạng xã hội nhưng vẫn chưa bán được. 

Đất thì chưa bán được, lời lãi đầu không thấy nhưng hiện tại mỗi tháng chị T.B.Y phải trả cả gốc lẫn lãi khoảng hơn 7 triệu đồng.

Tại Kiên Giang, từ khoảng tháng 5/2022, thị trường mua bán đất nền tại đây có dấu hiệu chững lại, phân khúc đất nền trước đây từng mang lại lợi nhuận cho không ít người thì giờ trong tình trạng ế ẩm. Nhiều người chấp nhận rao bán lỗ, nhưng không dễ bán được.

Anh N.V.Đ vốn đang làm chủ 1 xưởng sản xuất nhôm kính ở TP.HCM. Năm 2020, nghe theo lời bạn bè, anh N.V.Đ gom hết vốn liếng hùn hạp mang tiền ra Bắc đầu tư bất động sản, thời gian đó đầu tư thấy có lời nên cuối năm 2021 anh quyết định chuyển nhượng lại xưởng kinh doanh của mình ở TP.HCM rồi cầm tiền tiến quân ra Bắc làm nhà đầu tư bất động sản, mà thị trường đầu tư chính của nhóm bạn anh là đất nền.

Đầu tư chưa được bao lâu thì giữa năm 2022, trước tình trạng mua gom đất vườn, đất trồng cây rồi phân lô, bán nền ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản diễn ra ở nhiều nơi khiến nhiều địa phương đưa ra những chính sách “siết” chặt tình trạng này, và anh N.V.Đ bị mắc cạn ở đây.

Trường hợp như chị T.B.Y và anh N.V.Đ không phải hiếm.

Thời gian qua, có không ít nhà đầu tư bất động sản cá nhân đã  mạo hiểm "ôm" đất không đúng thời điểm giờ đang lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, không chỉ lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí sạt nghiệp vì hàng không bán được, lãi suất ngân hàng mỗi ngày tăng thêm. 

Cách đây 1 năm, lãi suất cho vay mua bất động sản ở mức từ 7,5%/năm, thì hiện giờ lãi suất đã lên 10-12%/năm. 

Giới đầu tư đất tại Hải Dương chia sẻ, tầm này năm ngoái cứ hễ đặt cọc là bán được, mỗi lô sang tay lãi ít cũng vài chục triệu, mà có ngày sang tay được 6-7 lô đất liền. Thế nhưng, những tháng gần đây, thị trường chững lại, mỗi tháng may thì có vài giao dịch, có tháng không bán được lô đất nào.

Còn tại điểm nóng về sốt đất ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), sau khi cơn “sốt đất" đi qua, thì nhiều người lâm vào cảnh điêu đứng vì mất nhà, mất đất, tiền cũng không có.

Thông tin rao bán đất được treo khắp trên cây

Cuối năm 2020, giá đất ở Cư M’gar bắt đầu tăng cao, những năm trước, mỗi sào đất ở vị trí đẹp trong buôn chỉ khoảng 100 triệu đồng, thì nay có người trả gần 600 triệu đồng. 

Một trong những điểm nóng về sốt đất ở huyện Cư M’gar là giá đất tại xã Cư Suê. Theo đó, bất ngờ tăng vọt và người dân tại khu vực này đã thi nhau bán đất. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên gần 10 hộ dân ở buôn B’ Luốt – xã Cư Suê bất ngờ mất trắng đất thổ cư mà không hề hay biết.

Hải Yến

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.