Hành trình trốn chạy 'cuộc sống địa ngục' sau khi bị lừa ra nước ngoài làm việc lương cao

Những người may mắn được trở về với gia đình đã kể lại hành trình trốn chạy "cuộc sống địa ngục" sau khi bị lừa ra nước ngoài làm việc lương cao.

Khi anh Wong Sim Huat (tên nhân vật đã được thay đổi) nhìn thấy quảng cáo trên Facebook tìm người làm việc tại Campuchia với mức lương đầy hứa hẹn 15.000 ringgit (3.300 USD) mỗi tháng, anh đã không chút do dự mà ấn nút đăng ký. 

Vào thời điểm đó, do tác động của dịch bệnh Covid-19, anh Wong, nam công dân Malaysia đã thất nghiệp được hơn một năm. Trước đây, anh làm chủ của một cửa hàng buôn bán nhỏ ở quận Kluang thuộc bang Johor.

Nhóm người Malaysia được đưa về nước sau khi bị lừa tới làm việc ở Campuchia. (Ảnh: CNA)

“Rất khó để tìm được một công việc phù hợp vào thời điểm đó, mà thông tin quảng cáo nói tôi không cần đóng một đồng phí nào để tới Campuchia”, người đàn ông (32 tuổi) chia sẻ với CNA. 

Thay vì ngồi máy bay từ Campuchia tới Kuala Lumpur, anh Wong được chỉ dẫn tới thị trấn Sungai Golok nằm ở bang Kelantan giáp biên giới với Thái Lan. 

Từ Sungai Golok, anh này vượt biên trái phép vào Thái Lan bằng tàu. Sau đó, anh cùng 6 công dân Malayisa khác ngồi lên ô tô để tiếp tục vượt biên trái phép vào Campuchia. 

Sau vài ngày di chuyển, họ được đưa tới một nơi trông giống như tổ hợp sòng bạc quy mô lớn và có rất đông người Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia ở đây. 

Thay vì làm công việc được hưởng lương cao như quảng cáo, anh Wong bị bắt giữ và bị ép phải đi lừa những người khác qua mạng. 

“Chúng tôi bị ép phải làm việc tới tận đêm muộn. Nếu như chúng tôi không thể lừa ít nhất 1 người/tuần, chúng tôi sẽ bị đánh đập và bị dí điện. Tôi từng bị chích điện 3 lần/tuần”, anh Wong nhớ lại. 

Bất cứ ai muốn thoát khỏi hang ổ của bọn lừa đảo sẽ phải nộp khoản tiền chuộc thân là 50.000 ringgit (khoảng 11.000 USD).

Sau khi thành công liên lạc được với người đứng đầu Ban Dịch vụ công và Khiếu nại thuộc Công hội người Hoa ở Malaysia (MCA) là ông Michael Chong qua Whatsapp, cùng sự hỗ trợ từ phía đại sứ quán và chính quyền Campuchia, anh Wong đã được giải thoát thành công mà không phải nộp tiền chuộc. 

Thông tin về các vụ lừa đảo ra nước ngoài làm việc đã bắt đầu xuất hiện vào giữa năm ngoái. Hình thức lừa đảo chính là qua mạng xã hội như Facebook và Instagram bằng những lời quảng cáo việc làm lương cao hấp dẫn. 

Một khi nạn nhân bị lừa ra nước ngoài, họ sẽ bị các đối tượng bắt giữ trái phép và tiếp tục bị đào tạo để đi lừa người khác qua mạng. 

Theo Tổ chức chống lừa đảo toàn cầu (GASO), hình thức lừa đảo gồm lừa tình, đầu tư trực tuyến giả mạo và tấn công giả mạo. Toàn bộ giấy tờ và điện thoại của các nạn nhân bị băng nhóm tội phạm tịch thu. Họ không thể rời khỏi các tòa nhà khi không được cho phép và bị ép làm việc 15 tiếng/ngày. 

Cũng theo GASO, những người làm trái lệnh sẽ bị bọn lừa đảo đánh đập, bỏ đói và bán cho những băng nhóm khác. 

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia là ông Vitit Muntarbhorn trong tuyên bố hôm 26/8 từng nhấn mạnh, các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng và tới làm việc tại Campuchia đang phải trải qua “cuộc sống địa ngục” khi thường xuyên bị tra tấn và thậm chí là bỏ mạng. 

Phần lớn các vụ việc lừa đảo ở Campuchia xảy ra ở Sihanoukville, thành phố có gần 100 sòng bạc do người Trung Quốc làm chủ. Trong thời gian gần đây, chính phủ Campuchia đã cho thực hiện chiến dịch trấn áp các băng nhóm lừa đảo hoạt động tại thành phố này. 

Ngoài Campuchia, công dân Malaysia còn là nạn nhân bị lừa tới Myanmar, Thái Lan và Lào. 

Theo ông Chong, những quảng cáo lừa đảo việc làm ở nước ngoài là một dạng của “nô lệ thời hiện đại”. Thời gian gần đây, vấn đề này thu hút sự chú ý của dư luận là do ngày càng nhiều quốc gia nỗ lực đưa công dân bị lừa sang nước ngoài làm việc về nước.

Giới truyền thông đưa tin, công dân Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Thái Lan nằm trong số nạn nhân của những vụ lừa đảo việc làm trên mạng.  

Cũng theo ông Chong, phần lớn nạn nhân đối mặt với khó khăn tài chính và bị mức lương cao trong thông tin quảng cáo việc làm thu hút như làm trợ lý đặc biệt, hay giám đốc nhân sự ở Thái Lan.

Thậm chí, không ít người bị bạn bè lôi kéo ra nước ngoài làm việc. Nhưng khi tới được lãnh thổ Thái Lan, các nạn nhân sẽ bị đưa tới Mae Sot trước khi tiếp tục di chuyển tới thị trấn biên giới Myawaddy của Myanmar. 

Khoản tiền chuộc lớn 

Không chỉ các nạn nhân bị những băng nhóm lừa đảo bóc lột sức lao động, mà ngay cả gia đình họ cũng bị nhóm tội phạm tống tiền khi yêu cầu nộp khoản tiền chuộc lớn để đổi lại sự an toàn tính mạng cho người thân. 

Ông Chong cho hay một vài nạn nhân đã phải trả tới 20.000 USD mới có thể thoát khỏi các đối tượng giam giữ trái phép.

Nhiều nạn nhân bị lừa lại tiếp tục tham gia đường dây lừa đảo người khác để kiếm lời. (Ảnh minh họa)

Anh Tan (26 tuổi), một người bán hàng rong trên phố chia sẻ anh từng rơi vào tuyệt vọng khi thu nhập bị ảnh hưởng nằng nề vì dịch bệnh Covid-19.

Do đó, vào tháng 7/2021, anh đã di chuyển từ thành phố Johor Bahru của Malaysia để vượt biên trái phép vào Thái Lan sau đó làm việc cho một sòng bạc. 

Anh Tan được bố trí tới Mae Sot, khu vực giáp biên giới với Myanmar sau đó đi vào lãnh thổ Myanmar và bị nhốt trong một tòa nhà có nhiều văn phòng. Theo anh Tan, vào thời điểm anh bị giam giữ trái ý muốn, có từ 80 – 90 người Malaysian cũng ở đó. 

Những kẻ bắt giữ anh Tan yêu cầu anh này phải gọi điện để lừa đảo những người khác. Khi bỏ lỡ con mồi, anh Tan sẽ bị đánh đập trong lúc bắt phải tập thể dục như chống đẩy và gập bụng. 

“Tôi không muốn lừa đảo thêm bất cứ ai nữa”, anh Tan nói. 

Song theo anh Tan, một số người Malaysian đã bị bắt nhốt khoảng 2 năm, nhưng họ vẫn không muốn rời đi bởi họ kiếm được món hời lớn nhờ đi lừa đảo thành công những người khác. 

Anh Tan thoát khỏi “địa ngục trần gian” ở Mae Sot, sau khi gia đình anh trả cho bọn bắt cóc số tiền chuộc 50.000 ringgit (11.000 USD). 

Sau đó, anh Tan bị cảnh sát Thái Lan bắt giam 1 tháng trước khi được đưa tới biên giới Malaysia để về nước vào tháng Bảy năm nay.

Dù đã mất khoản tiền chuộc lớn cho bọn lừa đảo, song anh Tan khẳng định mình còn may mắn hơn những nạn nhân khác như anh Goi Zhan Feng ( 23 tuổi), người đã qua đời trong cô độc tại một bệnh viện ở Mae Sot hồi tháng Năm sau khi bị một băng nhóm buôn người ở Myanmar bạo hành. 

Do không có người nhận, thi thể của Goi được chuyển vào một nhà chùa ở Thái Lan. Tới tuần trước, thi thể Goi mới được hỏa táng, sau khi cha mẹ tìm thấy và tới nhận diện. Goi đã rời nhà hồi tháng Một để tới Thái Lan gặp người bạn gái quen trên mạng. Nhưng thực tế, nam giáo viên thực tập nhận ra bản thân đã bị bọn buôn người đưa tới Myanmar. 

Đoạn video ghi lại cảnh bố mẹ Goi tới Thái Lan để làm lễ hỏa táng cho con trai khiến dư luận Malaysia bị sốc, và lên tiếng yêu cầu chính phủ có biện pháp giải cứu những công dân bị lừa đang còn mắc kẹt ở nước ngoài.

Giới chức Malaysia tin rằng, cái chết của Goi là ca tử vong chính thức đầu tiên bắt nguồn từ mạng lưới lừa đảo nhắm vào giới trẻ châu Á để cưỡng bức lao động và tống tiền. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !