‘Hành trình’ ly kỳ của bộ não Einstein sau khi ông qua đời

Nơi lưu giữ não của một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại - Albert Einstein khiến nhiều người bất ngờ.

Sau khi Einstein qua đời vào năm 1955, não của Albert Einstein đã bị lấy ra, cắt thành 240 mảnh và phân phát dần dần cho các nhà khoa học trên khắp thế giới. Nhưng bộ não của Einstein bây giờ ở đâu?

Sau khi ông qua đời vào năm 1955, não của Albert Einstein đã bị loại bỏ trái với mong muốn của ông và phân phát thành nhiều mảnh cho các nhà khoa học trên khắp thế giới. 

Vào ngày 18/4/1955, Albert Einstein qua đời vì chứng phình động mạch bụng ở tuổi 76, tại Trung tâm Y tế Đại học Princeton ở Plainsboro, New Jersey.

Theo nguyện vọng của ông, hài cốt của nhà vật lý huyền thoại đã được hỏa táng và tro cốt được rải tại một địa điểm không được tiết lộ. Tuy nhiên, bộ não của ông không được “xử lý” theo ý muốn.

Ngay sau khi Einstein qua đời, người giám sát cuộc khám nghiệm tử thi của nhà vật lý quá cố - một nhà nghiên cứu bệnh học của bệnh viện Princeton tên là Thomas Stoltz Harvey đã lấy não của Einstein ra khỏi cơ thể, cắt nó thành 240 khối và giữ hầu hết các mảnh được bảo quản cho cá nhân mình trong hơn 40 năm.

Sau đó, 170 khối trong số đó đã được trả lại cho Trung tâm Y tế Đại học Princeton, 46 lát mô não mỏng như sợi tóc khác của Einstein đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử y học Mütter ở Philadelphia. Nhiều mảnh khác vẫn còn thiếu.

Làm thế nào mà nhiều mảnh của bộ não được cho là nổi tiếng nhất trong lịch sử lại có thể bị mất tích như vậy? Câu trả lời bắt nguồn từ niềm tin của Harvey và những người khác rằng có một điều gì đó đặc biệt về thể chất trong bộ não của Einstein, và phân tích khoa học đúng đắn về bộ não có thể giải thích về tài năng của ông.

Thomas Stoltz Harvey cầm chiếc lọ chứa một mảnh não của Albert Einstein vào năm 1994. Harvey đã giám sát cuộc khám nghiệm tử thi của Einstein vào năm 1955 và giữ phần lớn bộ não của nhà vật lý này thuộc sở hữu cá nhân trong hơn 40 năm.  

Sau khi loại bỏ và cắt khối bộ não của Einstein vào năm 1955, Harvey đã ra lệnh cắt một số khối thành 12 bộ gồm 200 lát mô siêu mỏng, mỗi lát cắt không quá một nửa chiều rộng của sợi tóc người. Harvey cũng chụp ảnh bộ não hoàn chỉnh từ nhiều góc độ khác nhau trước khi mổ xẻ.

Không có sự cho phép của gia đình Einstein, nhưng Harvey đã gắn những lát cắt não đó lên các phiến kính và phân phát chúng cho một số nhà nghiên cứu chưa xác định - những người mà Harvey ông hy vọng có thể khám phá ra những bí mật ẩn giấu của bộ não của Einstein.

Harvey đã đích thân mang nhiều mẫu này đi khắp Mỹ và một số vùng của Canada, trong khi giữ phần lớn bộ não còn lại của Einstein trong một chiếc lọ cất trong hộp các tông trong ô tô của ông.

Mặc dù tiếp tục chia sẻ các mẫu vật với các nhà nghiên cứu quan tâm, Harvey vẫn giữ phần lớn bộ não của Einstein cho đến năm 1998, khi cuối cùng ông trả lại phần còn lại cho Trung tâm Y tế Đại học Princeton - 43 năm sau khi lấy nó ra khỏi đầu Einstein. Ngày nay, các nhà khoa học chỉ được phép xem xét bộ não của thiên tài nếu họ cung cấp cho Trung tâm Y tế một đề nghị thuyết phục.

Liệu nỗ lực của Harvey nhằm làm sáng tỏ những bí mật trong bộ não của Einstein có ích lợi gì không? Câu trả lời là có một chút. Một số nghiên cứu đã được công bố về các bức ảnh và mẫu mà Harvey đã phân phát, với nghiên cứu đầu tiên xuất hiện vào năm 1985.

Những nghiên cứu này đã tìm thấy những khác biệt nhỏ trong cấu trúc não của Einstein so với các nhóm đối chứng của bộ não không phải thiên tài, bao gồm cả một  rãnh phụ ở thùy trán của Einstein - phần não liên quan đến trí nhớ làm việc và lập kế hoạch và tập trung nhiều tế bào thần kinh hơn ở một số khu vực nhất định, có thể cho phép xử lý thông tin nhanh hơn.

Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu mà Harvey cung cấp các lát cắt não đã trả lại chúng. Tuy nhiên, một phần mà Harvey gửi đi chưa bao giờ trở lại.

Điều này phần nào làm phức tạp thêm câu hỏi “bộ não của Einstein ở đâu?”. Trong khi phần lớn các mảnh bị mổ xẻ của nó vẫn còn ở Princeton, nơi nhà vật lý thiên tài qua đời, thì vô số mẫu mô đã biến mất. 

Hạ Thảo (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !