Hàng loạt mặt bằng trung tâm Hà Nội rao vặt tìm khách thuê

Nhiều cửa hàng ở các tuyến phố "đất vàng" và các ki-ốt bên trong một số trung tâm thương mại tại Hà Nội đang được treo biển rao cho thuê lâu ngày nhưng chưa có khách hỏi.
Nhiều mặt bằng có giá cho thuê đắt đỏ tại thủ đô như ở phố Huế, Nguyễn Thái Học, Hàng Khay, Tạ Hiện, Lương Văn Can, Bát Sứ, Xã Đàn, Chùa Bộc,... xuất hiện nhiều biển rao cho thuê cửa hàng.
Dù đại dịch Covid-19 đã đi qua một thời gian, đến nay vẫn không ít mặt bằng trung tâm Hà Nội bị bỏ trống từ vài tháng đến cả năm. Trên phố Nguyễn Thái Học, hiện tượng nhiều cửa hàng kinh doanh cửa đóng, then cài xảy ra. Cứ cách từ một đến hai nhà, người đi đường dễ dàng gặp những tấm băng rôn dán số điện thoại treo ở mặt tiền. 

 

Mặt bằng 5 tầng tại số 115 phố Nguyễn Thái Học trong ảnh có giá gần 250 triệu đồng/tháng. Người dân xung quanh cho rằng, chi phí thuê đắt đỏ cộng với việc do ngôi nhà này nằm trên đường một chiều, không có chỗ để xe khiến việc kinh doanh ở đây gặp nhiều trở ngại.

Mặt bằng số 65 Hà Trung được dán chằng chịt biển rao vặt do giá thuê ở đây lên tới 4.000 USD/tháng khiến cho hộ kinh doanh trước đó phải chuyển ra mặt bằng khác nhỏ hơn. Theo chủ nhà, đây là nơi tập trung đông khách du lịch, buôn bán sầm uất và từ trước đến nay họ chỉ chuyên cho thuê kinh doanh vàng bạc.

Một cửa hàng ở phố Tạ Hiện treo biển cho thuê hơn 1 tuần nay. Theo chia sẻ của anh Dũng (chủ nhà), ngay sau khi rao cho thuê mặt bằng, có 30% khách hỏi làm dịch vụ spa, 30% là quán bia và 30% là bên môi giới. "Tuy nhiên dù là nơi phù hợp để mở hàng quán nhưng rất nhiều chủ thuê cũ đã trả lại mặt bằng ngay khi hết hạn hợp đồng do kinh doanh thua lỗ", anh nói.

 

Vỉa hè phía trước các cửa hàng ở khu vực này được những người bán trà đá trưng dụng kê bàn ghế tiếp khách hoặc làm chỗ để xe máy.
Một căn nhà tại phố Hàng Khay nhìn ra hồ Gươm được bỏ trống từ đầu tháng 1 đang mở toang cửa cho khách vào xem. "Năm 2019, trước thời điểm dịch bệnh Covid-19, giá thuê mặt bằng này là 110 triệu đồng/tháng, nhưng hiện chỉ còn 90 triệu đồng/tháng", ông Chính (chủ nhà) chia sẻ.
Không chỉ việc kinh doanh buôn bán hàng hóa gặp khó khăn, nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội cũng chưa hoạt động trở lại từ sau đại dịch, mặt bằng bị bỏ trống.
 Nơi từng là khách sạn trên phố Bát Sứ, các mảnh tường bong tróc lộ cả khung sắt hoen gỉ do lâu ngày không được sử dụng. 

Nằm ngay tại vị trí đắc địa ở nút giao Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học, căn nhà này từng đổi rất nhiều chủ, kinh doanh nhiều loại hình khác nhau, nay đang bị để trống lâu ngày, không có khách thuê.

Không chỉ có các mặt bằng trên phố, nhiều TTTM cũng rơi vào cảnh đìu hiu, các nhãn hiệu không kinh doanh có lãi và phải rời bỏ.
Tại TTTM Indochina Plaza Hanoi (quận Cầu Giấy), nhiều ki-ốt, gian hàng bỏ trống, cửa khoá kín vài năm nay.
Cụm rạp chiếu phim và một số gian hàng ngừng hoạt động đã rất lâu. Nhân dịp này, chủ đầu tư tranh thủ cải tạo, sửa chữa lại.
Tương tự, TTTM Hanoi Centerpoint (quận Thanh Xuân) cũng xuất hiện nhiều biển hiệu rao cho thuê mặt bằng.

 Nguyễn Huế

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.