Hàng loạt đại gia muốn kinh doanh heo

Cùng với nhóm doanh nghiệp nước ngoài, thị trường chăn nuôi, chế biến thịt heo đã xuất hiện thêm hàng loạt đại gia trong nước với tham vọng có phần trong thịt trường 15 tỷ USD này.

Ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022, Công ty CP Thaiholdings (THD) - doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) - cho biết đã cùng công ty con (Thaigroup) đầu tư 600 tỷ đồng để hợp tác kinh doanh với Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 3, đầu tư dự án chăn nuôi heo và sản xuất heo giống công nghệ cao.

Tại cả 2 dự án chăn nuôi heo này, nhóm doanh nghiệp Thaiholdings đều góp 300 tỷ đồng/đơn vị và nhận 60% lợi nhuận từ dự án, phía Xuân Thiện Thanh Hóa góp 75 tỷ đồng, đóng vai trò quản lý và nhận 40% lợi nhuận.

Với động thái kể trên, Thaiholdings của bầu Thụy là doanh nghiệp trong nước tiếp theo có tham vọng tham gia thị trường chăn nuôi heo, sau những ông lớn như Hòa Phát; Masan; Thaco và Hoàng Anh Gia Lai.

Dai gia, ban heo, thit heo hoi anh 1

Trang trại chăn nuôi heo thịt công nghệ cao Ia Pa của Công ty CP Nông nghiệp Navifarm. Ảnh: Hà Duy.

Đại gia đua nhau đi bán heo

Trước Thailholdings, năm 2020, Tập đoàn HAGL của bầu Đức cũng đã đẩy mạnh tham gia mảng chăn nuôi heo và đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp thịt heo dẫn đầu thị trường.

Chỉ sau 1 năm, mảng nuôi heo đã trở thành nguồn thu chính của HAGL bên cạnh mảng trái cây. Thậm chí, biên lãi gộp từ hoạt động bán heo còn cao gấp đôi so với cây ăn trái.

Trong năm 2021, doanh thu bán heo mang về cho HAGL 558 tỷ đồng, tăng gấp 4,6 lần so với năm liền trước. Dù chỉ tương đương 1/2 so với mảng trái cây, mảng bán heo lại mang về cho công ty bầu Đức gần 200 tỷ đồng lãi gộp, tương đương 2/3 mảng cây ăn trái.

Theo ông Đức, trong 7 tháng năm nay, HAGL đã xuất chuồng gần 106.000 con heo thịt và ghi nhận 584 tỷ đồng doanh thu, tương đương 5,5 triệu đồng/con. Riêng tháng 7, công ty xuất chuồng hơn 23.400 con heo thịt và thu về 154 tỷ đồng, tương đương 6,6 triệu đồng/con nhờ giá heo hơi tăng.

Trước đó, năm 2015, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng đã thành lập Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hoà Phát chuyên cung cấp heo giống và heo thịt. Đến nay, công ty sở hữu 6 trang trại quy mô lớn tại các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Bình Phước… tổng diện tích 359 ha.

Năm 2021, quy mô chăn nuôi heo của Hòa Phát đã đạt gần 450.000 con, gồm cả heo thịt và heo giống. Nửa đầu năm nay, tập đoàn này cũng ghi nhận sản lượng heo tiêu thụ các loại đạt gần 200.000 con.

Dai gia, ban heo, thit heo hoi anh 2

Bầu Đức là đại gia mới nhất gia nhập thị trường bán lẻ thịt heo thương hiệu (dạng mát) với sản phẩm heo ăn chuối Bapi. Ảnh: T.L.

Tương tự, cuối năm 2018, Masan cũng gia nhập thị trường chăn nuôi heo với việc đẩy mạnh đầu tư chuỗi cung ứng - trang trại, nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ - và ra mắt thương hiệu thịt mát MEATLife.

Hiện mảng kinh doanh này của tập đoàn do Công ty Masan MEATLife, vận hành với trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại tỉnh Nghệ An - MML Farm Nghệ An - quy mô 223 ha, công suất 250.000 con heo hơi/năm.

Công ty này cũng vận hành 2 tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam và Long An với công suất 1,4 triệu con/tổ hợp/năm, tương đương 140.000 tấn/tổ hợp/năm.

Trong khi đó, Tập đoàn Thaco tỷ phú Trần Bá Dương gia nhập thị trường chăn nuôi và sản xuất thịt heo từ năm 2019 với việc thành lập Thagrico. Hiện tập đoàn này sở hữu 7 trang trại nuôi heo tại Bình Định, An Giang và Đắk Lắk với tổng diện tích 2.348 ha, quy mô gần 310.000 con.

Vì sao bán heo hấp dẫn?

Việc hàng loạt đại gia trong nước bước chân vào ngành chăn nuôi và bán heo diễn ra trong bối cảnh thị trường này đã ghi nhận tăng trưởng liên tục trong những năm qua và giá thịt heo cũng đã tăng lên mặt bằng mới sau dịch bệnh Covid-19.

Theo Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm nay, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng cả nước vào khoảng 2,1163 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2021, sản lượng này cũng đã tăng 8,1% bất chấp tình trạng dịch bệnh tai xanh diễn ra trên cả nước.

Về giá heo hơi, từ cuối tháng 8 đến nay ghi nhận giá heo hơi khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 65.000-69.000 đồng/kg; tại miền Trung, Tây Nguyên đạt khoảng 60.000-67.000 đồng/kg và tại miền Nam là 60.000-67.000 đồng/kg.

Dù vẫn thấp hơn so với quý I/2021, nhưng giá heo hơi trong nước hiện đã cao hơn 45-48% so với đầu năm. Bên cạnh đó, trong những tháng gần đây, giá heo hơi đã ghi nhận xu hướng tăng liên tục.

DIỄN BIẾN GIÁ HEO HƠI BÌNH QUÂN TRONG NƯỚC TỪ ĐẦU NĂM
 
Nhãn 1/1 15 1/2 15 1/3 15 1/4 15 1/5 15 1/6 15 1/7 15 1/8 15 1/9 6/9
Giá bình quân heo hơi đồng/kg 48000 55000 59000 59000 53000 54000 51000 56000 53000 58000 58000 57000 61000 75000 69000 70000 69000 68000

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, giá heo hơi bắt đầu tăng nhanh từ giữa tháng 6. Bên cạnh các yếu tố trong nước như nguồn cung bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi, giá thức ăn chăn nuôi cao, chi phí logistics tăng… giá thịt heo Trung Quốc tăng trở lại cũng đã ảnh hưởng đến giá heo hơi khu vực miền Bắc (do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thịt heo chính của Việt Nam qua đường tiểu ngạch).

Cụ thể, trong quý II, giá heo hơi trung bình tại Trung Quốc đạt khoảng 14,9 nhân dân tệ/kg, tăng 6% so với quý trước. Dù vẫn thấp hơn 26% so với mức nền giá cao trong quý I/2021, giá heo hơi tại thị trường này đã phục hồi 5,3% trong tháng 6 và tiếp tục tăng vọt lên hơn 22 nhân dân tệ/kg vào tháng 7.

Với diễn biến kể trên, VNDirect dự báo giá heo hơi trong nước có thể chạm mốc 80.000 đồng/kg trong quý III này và đạt đỉnh, trước khi hạ nhiệt vào quý IV. Tính trong nửa cuối năm, giá heo hơi bình quân sẽ đạt 65.500 đồng/kg, cao hơn gần 32% so với cùng kỳ và đạt 60.000 đồng/kg trong cả năm 2022.

Không chỉ hưởng lợi từ giá thịt heo tăng, các chuyên gia phân tích còn cho rằng các doanh nghiệp ngành này còn hưởng lợi khi giá ngũ cốc thế giới hạ nhiệt, từ đó tác động giảm giá thức ăn chăn nuôi.

Dựa trên dự báo giá hàng hóa toàn cầu cả năm của World Bank, VNDirect dự báo giá các loại ngũ cốc sẽ giảm 6-10% trong nửa cuối năm nay, kéo theo đó là giá thức ăn chăn nuôi trong nước có thể giảm dần từ quý IV.

"Miếng thịt mát" hơn 10 tỷ USD

Tiềm năng thị trường chăn nuôi heo thấy rõ, tuy nhiên, đây chưa phải đích đến của các đại gia khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào mảng kinh doanh này. Theo đó, đích đến của cả Hòa Phát, Masan, Thaco, HAGL khi bước chân vào ngành này đều là thị trường thịt thương hiệu (dạng mát) với quy mô hơn chục tỷ USD.

Cụ thể, trong báo cáo thường niên 2021 của Masan MEATLife, công ty này ước tính thị trường thịt heo trong nước có quy mô khoảng 15 tỷ USD, trong đó riêng thị trường thịt mát chiếm hơn 10 tỷ USD, cao nhất trong các nhóm sản phẩm ngành F&B.

Tại thị trường trong nước, thịt heo thương hiệu (dạng mát) lần đầu được giới thiệu tới người tiêu dùng từ tháng 9/2018 bởi Masan MEATLife. Giá các sản phẩm thịt này cao hơn 15-20% so với thịt heo thông thường (thịt nóng).

Dai gia, ban heo, thit heo hoi anh 3

Quy mô toàn thị trường thị heo trong nước được ước tính vào khoảng 15 tỷ USD. Ảnh: Phương Lâm.

Tại thời điểm gia nhập thị trường, ban lãnh đạo Masan MEATLife đánh giá thị trường thịt mát có quy mô hơn 10,2 tỷ USD và không có người dẫn đầu, 99% sản phẩm không có thương hiệu.

Công ty này khi đó đặt ra lộ trình đến năm 2020 chiếm 3% thị phần tiêu thụ thịt heo cả nước và tăng lên 10% vào năm 2022, qua đó trở thành nhà sản xuất, phân phối thịt mát đóng gói có thương hiệu lớn nhất Việt Nam, với doanh thu khoảng 2-3 tỷ USD/năm và lợi nhuận sau thuế khoảng 200-450 triệu USD/năm.

Đến nay, trước sự tham gia của nhiều ông lớn cả trong và ngoài nước, kế hoạch này đã được rời xuống năm 2025.

Tương tự, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL, cho biết nuôi heo mà chỉ bán heo hơi giống như là "bán lúa non", vì phần lớn lợi nhuận trong chuỗi giá trị ngành heo đến ở khâu giết mổ và phân phối.

Vì vậy, mới đây, tập đoàn này cũng đã ra mắt thương hiệu thịt heo Bapi HAGL với sản phẩm chủ lực là thịt heo ăn trái chuối (dạng mát) cùng một số thực phẩm chế biến từ thịt như thịt nguội, chả lụa, xúc xích… Đích đến của bầu Đức và HAGL không gì khác, ngoài một phần trong miếng thịt hơn 10 tỷ USD của ngành này.

Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp trong nước như Vissan, Hòa Phát, Thaco cũng đã mở rộng chuỗi giá trị ngành heo đến khâu giết mổ và phân phối, thay vì bán heo giống và heo hơi thông thường.

Không riêng các đại gia trong nước, sau khi Masan MEATLife bước chân vào thị trường thịt mát năm 2018, hàng loạt doanh nghiệp ngoại như GreenFeed, CJ Vina Agri, C.P Group… đều đã tham gia vào thị trường này.

Nắng nóng, giá cua đồng tăng từng ngày; giá thịt gia cầm, thịt lợn, trứng cũng 'leo thang'

Nắng nóng, giá cua đồng tăng từng ngày; giá thịt gia cầm, thịt lợn, trứng cũng 'leo thang'

Không chỉ giá trứng, giá thịt gia cầm, thịt lợn mà giá cua đồng cũng tăng giá…

Theo zingnews.vn

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.