Hải quân Mỹ triển khai vũ khí 'Chiến tranh giữa các vì sao'

Hải quân Mỹ đã thiết kế hàng loạt vũ khí laser giống với siêu phẩm điện ảnh "Chiến tranh giữa các vì sao" để bắn hạ các loại máy bay không người lái và súng điện từ.

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ triển khai loại vũ khí laser đầu tiên trên tàu vào cuối năm nay. Trong khi đó, các cuộc thử nghiệm một nguyên mẫu súng điện từ trên tàu sẽ kéo dài trong vòng 2 năm.

Do chi phí sản xuất rẻ hơn so với các lọai tên lửa và bom thông minh, Hải quân Mỹ đã quyết định đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vũ khí laser. 

Hải quân Mỹ triển khai vũ khí 'Chiến tranh giữa các vì sao' - ảnh 1

Mô phỏng hoạt động của vũ khí laser trên tàu chiến Mỹ

Ngoài ra, vũ khí laser còn có thời gian sử dụng dài và khả năng bắn liên tiếp. Trong khi, các thế hệ tên lửa và bom chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. 

"Về cơ bản, vũ khí laser đang thay đổi cách chiến đấu của quân đội", ông Mike Ziv, người phụ trách chương trình các hệ thống vũ khí điện và năng lượng trực tiếp cho Bộ Tư lệnh đặc trách hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ cho biết. 

Theo ông Ziv, Hải quân Mỹ còn dự kiến triển khai một nguyên mẫu vũ khí laser trên tàu  USS Ponce ngay mùa Hè năm nay. Loại vũ khí này chỉ cần một thủy thủ điều khiển. 

Chương trình Hệ thống vũ khí laser cứng được thiết kế nhằm giúp Hải quân Mỹ đối phó với "những mối đe dọa bất đối xứng" bao gồm máy bay không người lái và xuồng cao tốc. Tất cả những mối đe dọa này đang ảnh hưởng tới hoạt động của đội tàu chiến Mỹ tại Vịnh Péc-xích – nơi "căn cứ nổi" USS Ponce sắp tới làm nhiệm vụ. 

Trong thời gian qua, các loại súng điện từ đã được tiến hành thử nghiệm tại Virginia với tốc độ đạn bay nhanh gấp 6 – 7 lần tốc độ âm thanh, có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Hải quân Mỹ dự kiến đưa súng điện từ vào thay thế hoặc hỗ trợ cho các loại súng truyền thống với khả năng sát thương ở khoảng cách xa. 

Tuy nhiên, ông Loren Thompson, nhà phân tích quốc phòng tại Viện Lexington nhận định vũ khí laser không thể phát huy hiệu quả hoạt động tối ưu trong điều kiện trời mưa. Ngoài ra, súng điện từ cũng cần nguồn cung cấp điện lớn để bắn đạn. 

"Hải quân Mỹ đang tìm phương án khắc phục hoạt động của vũ khí laser trong điều kiện thời tiết xấu. Song một điều rõ ràng là tầm bắn của vũ khí laser bị giảm khi trời nhiều mây, khói bụi hoặc mưa gió", ông Thompson nói. 

Trong khi đó, việc tìm đủ nguồn năng lượng cung cấp cho súng điện từ cũng đang là vấn đề nan giải với quân đội Mỹ. 

Hải quân Mỹ triển khai vũ khí 'Chiến tranh giữa các vì sao' - ảnh 2

Tàu khu trục Zumwalt đang được đóng tạixưởng Bath Iron

Hiện nay, tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt đang được đóng tại xưởng Bath Iron tại Maine là loại tàu duy nhất có đủ nguồn năng lượng để triển khai hoạt động của súng điện từ. Các máy phát điện trên tàu Zumwalt có thể sản xuất tới 78 megawatt điện năng. Nguồn năng lượng này đủ để cung cấp cho một thành phố tầm trung cũng như triển khai súng điện từ. 

Ông James Downey, giám đốc chương trình đóng tàu khu trục Zumwalt cho biết công nghệ trang bị trên 3 tàu DDG-1000 Zumwalt sẽ đưa tới một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hải quân hiện đại. 

Ông Thompson nhấn mạnh mỗi lá chắn tên lửa trang bị trên tàu chiến của Hải quân Mỹ hiện có giá ít nhất là 1 triệu USD. Đây là mức giá quá cao để bảo vệ các tàu chiến hoạt động trong những vùng biển căng thẳng chiến sự - nơi mà đối phương sử dụng chiến đấu cơ, máy bay không người lái, pháo binh, tên lửa hành trình tấn công. 

Trong khi đó, mỗi phát bắn của loại vũ khí laser sử dụng 30 kilowatt điện năng chỉ vào khoảng vài đôla.

Khác với siêu phẩm "Chiến tranh giữa các vì sao", vũ khí laser của Hải quân Mỹ sẽ phóng trực tiếp dòng năng lượng tới mục tiêu hoặc thiêu cháy những thiết bị điện nhạy cảm. Tuy nhiên, con người sẽ không thể nhìn thấy dòng năng lượng này bằng mắt thường. 

Theo ông Ziv, ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng đang tập trung nghiên cứu các loại vũ khí laser song Washington nắm trong tay công nghệ tối tân hơn cả. 
Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !