Hai cô gái 9x chia sẻ về lối sống tối giản: Tinh thần nhẹ nhàng, hành lý gói gọn trong 2 balô

Một balo lớn chứa 15kg quần áo, giày dép, mỹ phẩm, giấy tờ tùy thân và một balo nhỏ 7kg chứa laptop, điện thoại, những thiết bị điện tử phục vụ làm việc online, cô gái 23 tuổi đã bắt đầu lối sống tối giản như vậy.

23 tuổi bắt đầu với 22kg hành lý

Nguyễn Thị Thanh Tâm (sinh năm 1996) hiện làm freelance về mảng dịch thuật và viết content. Vì tính chất công việc tự do nên Tâm có thể làm việc bất kì đâu mà mình muốn.

Trước đó, cô gái 9x đã dành gần một năm để gap year, đi du lịch "bụi" qua 7 nước: Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ với tổng chi phí là 55 triệu đồng.

Bắt đầu lối sống tối giản một cách tình cờ và ngẫu nhiên, Tâm không phải vạch ra cho mình kế hoạch hay ép bản thân mình phải tối giản, bắt buộc mình không được mua sắm. Do cần di chuyển nhiều nên Tâm không thể mang tất cả những gì mình có. Cô đành phải thanh lý hết đồ đạc, chỉ để lại những thứ cần thiết.

"Cuối cùng hành lý của mình chỉ gọn trong 2 cái balo: Một cái balo lớn 15kg gồm vài bộ đồ, 1 cái áo khoác, 1 đôi giày, 1 đôi dép, mỹ phẩm linh tinh như sữa rửa mặt, son, sữa dưỡng ẩm, kem chống nắng và giấy tờ tùy thân; Balo nhỏ 7kg gồm laptop, điện thoại, sạc, những thiết bị điện tử phục vụ cho việc làm online của mình. Và tổng cộng trong vòng 1 năm đó, mình sống với 22kg vật chất", Thanh Tâm nhớ lại.

Khi về Việt Nam, kết thúc chuyến đi du lịch bụi, Tâm đã quen với lối sống đó nên cũng hay di chuyển, lúc ở Sài Gòn, rồi Phú Quốc hoặc Đà Lạt… vẫn chỉ có 22kg hành lý.

Tâm chợt nhận ra, không những vật chất, mà thói quen, suy nghĩ của cô cũng thay đổi rất nhiều. Trước kia cô bạn rất thích mua sắm, thậm chí mua về không mặc. Nhưng hiện tại, Tâm không còn mua bất cứ thứ gì trừ khi thật sự cần thiết. Vì vậy nên cô tiết kiệm được khá nhiều tiền để sử dụng cho việc khác.

Hiện tại, mặc dù du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Tâm không đi đâu được nhưng vẫn luôn duy trì thói quen đó, chỉ dự trữ những gì thật sự cần.

Theo Thanh Tâm, một người chọn lối sống tối giản khi lối sống đó mang lại niềm vui cho họ, như vậy thì không có gì gọi là gánh nặng, trừ khi bạn đi theo phong trào. Và tất nhiên việc thay đổi thói quen không dễ dàng gì, nhưng nếu bạn quyết tâm, duy trì đều đặn thì sẽ sớm thực hiện được.

"Trước kia, mình rất dễ buồn và thất vọng, vì mình thường đặt kỳ vọng cao ở người khác. Mỗi lần làm gì sai, mình luôn ân hận, lúc nào cũng suy nghĩ, dằn vặt bản thân. Mặc đồ hở lưng một chút mình cũng sợ mọi người chỉ trỏ, soi mói. Mình lo sợ mỗi khi làm một điều gì mới như: "Sáng mai là ngày đầu tiên đi làm ở công ty thì đêm nay sẽ bị mất ngủ".

Nhưng khi bắt đầu lối sống tối giản, mình không để tâm nhiều đến ý kiến, lời nói của người khác, điều gì qua rồi thì thôi. Mình cũng quan niệm: "Cứ đi rồi sẽ tìm ra đường", những thay đổi tích cực từ khi cô bạn thực hiện lối sống tối giản.

Hai cô gái 9x chia sẻ về lối sống tối giản: Tinh thần nhẹ nhàng, hành lý gói gọn trong 2 balô ảnh 1
Tâm vô tình đến với lối sống tối giản, nhẹ nhàng, đơn giản… và tiết kiệm.

Nhờ "sống tối giản" nên mới có "lối sống xanh"

Dương Thùy Dung (quê ở Thái Nguyên) là cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ năm 2 đại học, cô bạn đã xin bố mẹ “ra trường cho con nghỉ một năm con không đi làm nha” (gap year).

Trong lần "xê dịch" đến Đà Lạt, Dung đã mua chiếc túi cỏ với giá 30 nghìn đồng. Sau đó cô thường xuyên dùng làn cỏ đi chợ.

Hành trang ra đường của cô bạn đơn giản chỉ có 1-2 bình nước, khi là bình nhựa đựng nước lọc, lúc dùng bình giữ nhiệt để đựng nước lạnh, nóng cafe hay trà. Khi nào đi ăn thì mang theo hộp nhựa cặp lồng, đi chợ mang làn to làn nhỏ, các loại hộp...

Dung tâm sự: "Nhờ “tối giản” mà mình mới tìm đến sống xanh, cũng đã được 4 - 5 năm tiết kiệm, giảm đồ đạc, tư tưởng.

Nhiều lúc thấy quần áo rẻ cũng muốn mua! Mà mình lại nghĩ mua về chỉ mặc một lần rồi xếp xó, nên lại ngậm ngùi.

Nhiều lúc thấy có các cuộc vui đêm ngày, nhưng cũng đắn đo rồi lại ở nhà...

Nhiều lúc dọn nhà thấy các món đồ bị phủ bụi, mình nghĩ chắc phải 2-3 năm chưa dùng. Nhưng nhỡ tới lúc cần dùng thì sao? Để lại hay vứt đi? Lại vứt đi. Mỗi lần dọn nhà ra hàng chục cân rác. Lần sau lại phải ý thức bớt rước đồ về nhà...

Sống thế thật "phiền"...

Vì sức khỏe không tốt mà phải tập sống healthy: Phải ăn nhiều rau quả thay vì thịt thà, luộc hấp thay vì chiên rán. Mới đầu mình thấy chán òm!

Rồi phải uống đủ nước, phải tập thể dục... phiền chết đi được!

Hơn 2 năm nay mình “sống tự do” và bỏ quên khái niệm “giờ hành chính”, “công sở”, đồng nghiệp”… Cũng quên luôn khái niệm “lương thưởng”...

Hai cô gái 9x chia sẻ về lối sống tối giản: Tinh thần nhẹ nhàng, hành lý gói gọn trong 2 balô ảnh 2

Tự do là tự lo! Tự hết!

Tự biết để chuông mà dậy làm việc, tự lập to do list mỗi ngày, tự lập KPI tháng mà chạy, tự nghĩ xem hôm nay, tháng này kiếm đâu ra tiền, tự nghĩ xem tìm kiếm khách hàng ra sao, làm việc với đối tác như thế nào, nếu bị lừa, bị mất tiền sẽ phải tự ngồi khóc… Nhiều lúc mệt lắm!

Trả lại sự "phiền phức" đó, mình được thanh thản, thấy có ích hơn, tinh thần nhẹ nhàng. Tối giản làm cuộc sống mình ngăn nắp hơn, đầu óc bớt lo, bớt mệt, bớt nghĩ ngợi. Healthy giúp mình khỏe, không mất ngủ, không bệnh tật.

Tự do giúp mình tự biết quản trị mình hơn một chút, thích đi đâu thì đi, ở đâu thì ở, làm gì thì làm không ai quản, chỉ có mình quản lấy mình.

Tuy nhiên, mình vẫn phải cố để hôm nay xanh hơn hôm qua, healthy hơn một chút, tối thiểu đơn giản hơn và khuôn khổ hơn để tự quản mình.

Sống "bừa phứa" thì dễ, còn lối sống nào mà không cần cố gắng bây giờ?"

Theo tienphong.vn

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Đang cập nhật dữ liệu !