Những cô giáo trẻ tài năng, nhan sắc 'đốn tim' cộng đồng mạng

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng Infonet điểm lại hình ảnh những cô giáo tài năng, xinh đẹp "gây thương nhớ" trên mạng xã hội nhé!

Cô giáo dạy Toán có 700 nghìn người theo dõi

Giảng viên Phạm Thị Hồng Ngọc (SN 1996) hiện đang công tác tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Cô giáo trẻ ở hữu vóc dáng thon gọn cùng gương mặt khả ái. Trang cá nhân trên mạng xã hội của cô có gần 700 nghìn lượt theo dõi. 

{keywords}

Chia sẻ với Infonet về công việc “gieo chữ”, cô giáo Hồng Ngọc cho biết: "Xuất phát từ niềm đam mê mãnh liệt với Toán học và mong muốn lan tỏa bí quyết chinh phục môn học của mình, tôi đã quyết tâm theo đuổi môi trường sư phạm và trở thành một giáo viên dạy Toán".

Nói về trải nhiệm những ngày đầu đứng lớp, cô Ngọc tâm sự đó là khoảng thời gian không mấy suôn sẻ vì các bạn sinh viên không thích môn cô dạy. Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm sư phạm, cô Ngọc càng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự cố gắng, cô giáo trẻ dần nhận được sự yêu quý từ các bạn sinh viên. Đến nay, sau hơn 3 năm làm việc, cô thấy muốn gắn bó lâu dài với công việc này.

{keywords}
Cô Hồng Ngọc hiện đang là giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Chia sẻ với về tình hình dịch bệnh hiện tại khi nhiều học sinh, sinh viên không thể đến trường và phải học online, cô giáo Ngọc khẳng định, việc có một kế hoạch học tập rõ ràng chính là bí kíp học tập hiệu quả nhất. Theo đó, người học nên có thời gian biểu rõ ràng cho từng môn học, tập trung nhiều thời gian để bổ sung những phần kiến thức chưa vững.

"Tôi đã thích ứng dần với việc dạy online 2 năm nay nên thấy việc dạy học đã suôn sẻ. Và với các bạn sinh viên cũng vậy. Công nghệ bây giờ rất phát triển và đơn giản hoá rồi nên ai cũng làm được.

Việc tương tác giữa giáo viên và học sinh chỉ cần mạng ổn là được, lại có khung chat nữa nên những cái mình giảng mà muốn nhấn mạnh để sinh viên nhớ thì chỉ cần gõ lại rất nhanh vào đó. Điều quan trọng là học sinh cần chăm chỉ, có thời gian biểu rõ ràng", cô giáo trẻ chia sẻ với Infonet.

{keywords}
Ảnh đời thường của cô giáo Ngọc cũng khiến dân mạng "đứng ngồi không yên".

Cách đây chưa lâu, cô giáo Hồng Ngọc cũng "đốn tim" cư dân mạng khi xuất hiện vô cùng xinh đẹp, tràn đầy năng lượng trong SVĐ Mỹ Đình để cổ vũ đội tuyển Việt Nam.  

{keywords}

Trước khi trở thành một giảng viên, cô Ngọc từng đạt nhiều thành tích đáng nể như Hoa khôi Thanh lịch trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Top 20 nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng năm 2016. 

Cô giáo Vật lý - Thanh Nga

Cô giáo trẻ Trần Thanh Nga sinh năm 1998, hiện đang công tác tại Trường THPT Việt Nam – Ba Lan, Hà Nội. Trước đó, cô Thanh Nga tốt nghiệp Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cô Thanh Nga được chú ý trên mạng xã hội chỉ qua một vài buổi livestream bởi gương mặt thanh tú, phong cách giảng dạy cuốn hút người xem.

{keywords}
Cô giáo Thanh Nga trong một buổi dạy trực tuyến.

Chia sẻ với Infonet việc lựa chọn nghề nghiệp, cô Thanh Nga hài hước nói: "Câu chuyện của tôi thì nghe hơi trẻ con một chút, hồi đấy là năm cấp 3, trong một cuộc tranh luận có một bạn nam tỏ ra coi thường con gái không tốt các môn tự nhiên. Thế là tôi mới quyết tâm chọn học khối tự nhiên để chứng tỏ bản thân và cho bạn ấy biết mặt.

Sau đó càng học, càng tìm hiểu thì tôi càng thấy môn Vật lý rất hay và hấp dẫn, bởi học Vật lý sẽ giúp ta trả lời được cách mà mọi thứ xung quanh ta vận hành như thế nào, từ rất nhỏ như nguyên tử hay rất lớn như hệ mặt trời, vũ trụ, từ những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đến những cỗ máy phức tạp".

{keywords}
Cô giáo Thanh Nga sở hữu vẻ đẹp như diễn viên điện ảnh
{keywords}
Nhiều người nhận xét cô Thanh Nga có nét đẹp như 'nàng thơ'.

Đối với cô Phương Nga, nghề giáo là nghề cao quý nhất. Cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống giáo dục nên luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc mà mình đã lựa chọn.

"Tôi xuất thân trong gia đình có truyền thống sư phạm nên việc đó cũng ảnh hưởng đến bản thân từ khi còn rất nhỏ, lúc 4-5 tuổi mà có ai hỏi muốn làm gì thì tôi đã trả lời là muốn làm cô giáo rồi", cô Nga tâm sự.

Theo cô Nga, điều quan trọng nhất để có thể học tốt môn Vật lý chính là học bằng bản năng khám phá của con người, hiểu bản chất vật lý và sự liên hệ thực tiễn. Điều này quan trọng hơn rất nhiều việc ôn luyện chỉ để mục đích đi thi được điểm cao.

Nhờ vốn kiến thức vững vàng cùng lối giảng dạy khác biệt, cô giáo trẻ được nhiều đồng nghiệp cùng học trò nể trọng và quý mến.

Cô giáo Tiểu học - Phương Anh

Cô giáo thế hệ 9X Nguyễn Phương Anh đang công tác tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, cô đã gắn bó với ngôi trường này được gần 4  năm sau thời gian chuyển công tác.

{keywords}
Cô giáo Phương Anh xinh đẹp rạng rỡ trong buổi đứng lớp
{keywords}

Không những sở hữu ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung, cô giáo trẻ Phương Anh còn được học sinh yêu mến bởi phong cách giảng dạy gần gũi, tự nhiên.

Cô chia sẻ, qua 5 năm kinh nghiệm đứng lớp dạy các em học sinh khối lớp nhỏ, nhất là lớp 1 cô có nhiều thuận lợi nhưng cũng có sự khó khăn nhất định. Tuy nhiên, cô đều cố gắng vượt qua mọi khó khăn để có những bài giảng hay gửi tới các em học sinh.

“Dạy các em học sinh khối lớp nhỏ tôi thấy có thuận lợi là phụ huynh rất quan tâm đến con em mình. Tuy nhiên cứ sau kỳ nghỉ hè dài, khi vào năm học mới, thường thì nề nếp của các con chưa được ổn định, khả năng tự phục vụ của các con còn kém.

Thêm nữa, trình độ tiếp thu bài của học sinh trong lớp không đồng đều nên tôi cũng gặp đôi chút khó khăn, nhưng dần dần tôi cũng quen và không gặp nhiều vấn đề đáng lo”, cô giáo Phương Anh bộc bạch với Infonet.

{keywords}

Để những bài giảng của mình thêm sinh động, cô Phương Anh thường lên những ý tưởng phong phú, đa dạng, kết hợp giữa học và chơi.

Nói về kỷ niệm đáng nhớ từ lúc gắn bó với nghề "gõ đầu trẻ", cô giáo trẻ chia sẻ, đó là kỷ niệm buổi học đầu tiên của các em lớp 1, cô vừa quay lên viết bảng đôi chút nhưng khi quay lại đã không thấy em bàn cuối đâu.

“Lúc đấy tôi vừa quay lên viết bài rồi nhìn xuống bao quát lớp mới ngạc nhiên vì không thấy học sinh bàn cuối nữa. Tôi vội vàng phi xuống, hoá ra cậu ấy gối đầu cặp sách ngủ ngon lành dưới chân. Tôi liền nhỏ nhẹ, ân cần động viên con học ngoan và hứa cuối tuần sẽ khen cậu ấy”, cô giáo 9X vui vẻ kể.

{keywords}

Dù gắn bó với nghề giáo viên chưa lâu nhưng cô giáo Phương Anh đã đạt được nhiều thành tích tốt như: Giải Nhất giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp, Giải Nhì cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning và là đảng viên trẻ tuổi nhất của trường, nơi cô đang công tác.

Cô giáo mầm non - Mai Thương

Kể từ khi về công tác tại Trường Mầm non thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cô giáo trẻ Chế Thị Mai Thương (sinh năm 1998) luôn nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía lãnh đạo trường cũng như học sinh và phụ huynh. Bởi lẽ, cô không chỉ giỏi chuyên môn mà còn vô cùng tận tụy, yêu nghề và mến trẻ.

{keywords}
 
{keywords}
Cô giáo Mai Thương (bên phải) hiện đang công tác tại Trường Mầm non thị trấn Quán Hành

Chia sẻ với Infonet về lý do lựa chọn nghề giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non, cô Mai Thương cho rằng, nhiều người cũng từng ngăn cản cô vì công việc này khá vất vả. Thế nhưng, cô gái trẻ này luôn muốn theo nghề vì bản thân cảm thấy yêu nghề mến trẻ và mong muốn truyền dạy cho các con những kiến thức thuở mới chập chững đi học, dạy các con những điều hay lẽ phải, nhân văn và tử tế.

“Tôi cảm thấy dù ngoài cổng trường có bon chen hay vụ lợi nhưng phía sau nó, lớp học với bảng đen phấn trắng, với lời ca tiếng hát, với câu thơ tình cảm, với tâm hồn ngây thơ của trẻ... đích thực là nơi khiến những người thầy, người cô bình yên để sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn”, cô giáo trẻ nói.

{keywords}
Cô giáo Mai Thương (ở giữa) sân trường dạy múa cho các em nhỏ

Bày tỏ về quan điểm trong nghề dạy học, cô giáo 9X tâm sự, để có công việc "đẹp'' trong mắt người đâu phải dễ. Muốn ''đẹp'' thì ta phải có lòng yêu nghề và say mê với nghề. Để đứng vững được, có khi người ta đánh đổi cả cuộc đời mình, đánh đổi bằng sự hy sinh, dành toàn bộ "Tâm và Trí" vào công việc.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nếu không vững chí, vững tâm thì khó có thể dạy được, một sơ suất nhỏ hay nông nổi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả một thế hệ.

Bên cạnh đó, nghề trồng người dù có vinh dự nhưng cũng thật khó khăn. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí học trò mà dạy dỗ.

Cái khó của dạy học là tác động vào con người vào tâm trí. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có”, cô giáo Mai Thương tâm sự với Infonet.

{keywords}

Bên cạnh công việc giảng dạy tại Trường Mầm non thị trấn Quán Hành, cô giáo Mai Thương còn là một biên đạo múa tài năng, bởi trước đó cô từng theo học tại Học viện Múa Việt Nam.

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Đang cập nhật dữ liệu !