Hà Nội phát huy vai trò y tế cơ sở vận hành quản lý các trạm y tế lưu động

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 tăng, trong đó có nhiều ca ngoài cộng đồng, thành phố Hà Nội đã triển khai thành lập các trạm y tế lưu động tại cơ sở nhằm thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

30/30 quận, huyện, thị xã Hà Nội đã xây dựng phương án kế hoạch triển khai trạm y tế lưu động tại 508 xã, phường, thị trấn phòng dịch Covid-19.

Các trạm y tế lưu động này do các quận, huyện trực tiếp phụ trách, điều phối.  Đây là bước chuyển đổi nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà thông tin, hiện 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố đã xây dựng phương án kế hoạch triển khai trạm y tế lưu động tại 508 xã, phường, thị trấn với phương châm mỗi thôn, xóm, cụm dân cư có một địa điểm sẵn sàng đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}
BV Bạch Mai hỗ trợ quận Đống Đa tăng cường năng lực cho các trạm y tế, cơ sở thu dung, trạm y tế lưu động 

“Đây là bước đi chắc chắn, lấy y tế cơ sở là trọng yếu, trụ cột trong phòng, chống dịch giai đoạn mới nhằm chăm sóc sức khỏe người dân một cách tốt nhất”, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.

Là một trong những địa phương đầu tiên thành lập trạm y tế lưu động, Trạm y tế lưu động số 1 huyện Hoài Đức đi vào hoạt động từ ngày 23/11. Trạm y tế lưu động này sử dụng Trường Trung học cơ sở Tiền Yên vừa mới được xây dựng, chưa đón học sinh học tập nên cơ sở hạ tầng rất khang trang.

Trạm y tế được phân chia thành các khu vực: Khu tiếp nhận bệnh nhân; khu điều hành; khu chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế và khu vực cách ly, điều trị. Riêng khu cách ly, điều trị được chia thành 2 phòng tương ứng với 2 loại đối tượng người bệnh là điều trị bệnh nhân khỏe mạnh, không triệu chứng và điều trị bệnh nhân triệu chứng nhẹ. Các phòng được thiết kế bảo đảm thông thoáng, phòng của bệnh nhân nam và nữ riêng biệt.

Trạm y tế lưu động số 1 huyện Hoài Đức cũng được lắp đặt các trang thiết bị phục vụ công tác điều trị như nhà vệ sinh, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống camera giám sát an ninh trật tự...

Theo Trưởng phòng Y tế huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thanh, sau hơn 1 tuần hoạt động, Trạm y tế lưu động số 1 huyện Hoài Đức đã tiếp nhận 39 bệnh nhân Covid-19 đến điều trị. Đến nay, tình hình các bệnh nhân ổn định, công tác hậu cần tại trạm y tế bảo đảm tốt.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, nhằm chủ động ứng phó với các tình huống trong điều kiện dịch bệnh diễn biến khó lường cũng như tiếp tục thực hiện hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới, huyện đã thiết lập trạm y tế lưu động nhằm bảo đảm phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), từ đó “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Việc chủ động chăm sóc và điều trị ca nhiễm Covid-19 ngay trên địa bàn, sử dụng hiệu quả nguồn lực y tế tại địa phương còn giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Theo ông Thuận, dù còn nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng hỗ trợ và các đơn vị liên quan sẽ nỗ lực vượt qua, tận tâm, tận lực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19, bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa dịch lây nhiễm ra cộng đồng.

Tương tự, quận Long Biên đã triển khai xong công tác thu dung, điều trị F0 tại Trạm y tế lưu động ở Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Phúc Lợi). Trưởng phòng Y tế quận Long Biên Lương Thị Minh Nguyệt cho biết, đây là cơ sở y tế lưu động có quy mô 200 giường bệnh, tổng số nhân lực phục vụ là 26 người.

Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ thu dung, khám, điều trị cho người bệnh Covid-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ tại quận; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh Covid-19 tiến triển ở mức độ vừa và nặng…

Hiện tại các địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã lên phương án triển khai các trạm y tế lưu động ở mỗi phường, xã, thị trấn. Trong đó, các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Bắc Từ Liêm… đều đã có một phường thí điểm diễn tập triển khai trạm y tế lưu động.

Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cũng cho biết từ hướng dẫn của ngành Y tế, quận Ba Đình đang thiết lập mô hình trạm y tế lưu động tại 14/14 phường trên địa bàn.

Tùy tình hình thực tế, quận sẽ quyết định tăng thêm số lượng trạm y tế lưu động phù hợp nhằm bảo đảm tinh thần luôn chủ động, sẵn sàng để có thể kích hoạt nhanh nhất các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi có tình huống xảy ra.

Tại quận Hà Đông cũng đã thành lập 17 trạm y tế lưu động tại 17 phường. Những nơi được lựa chọn xây dựng làm nơi điều trị F0 thể nhẹ là Nhà văn hóa, các trường học chưa tổ chức dạy học. Ngoài ra, quận này cũng đã tổ chức khu thu dung điều trị F0 được đặt tại ký túc xá trường Đại học Đại Nam với quy mô 300 giường, khi cần vẫn có thể mở rộng đến 600 giường.

Theo bà Lê Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông, hiện tại nhân viên ở các trạm y tế lưu động trên địa bàn đang thực hiện điều trị tại nhà cho hơn 20 F0, còn tại cơ sở thu dung là 148 F0.
Công việc hằng ngày của nhân viên y tế ở trạm là duy trì trực 24/7.

Khi có danh sách F0, nhân viên y tế sẽ quản lý theo từng nhóm bệnh nhân đã được phân chia. Cán bộ y tế sẽ thường xuyên liên hệ với người mắc Covid-19 qua điện thoại để nắm bắt được tình hình sức khỏe và có hướng điều trị khi cần thiết.

Ban ngày, nhân viên y tế sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh cũng như thực hiện việc cấp phát thuốc cho F0 thể nhẹ. Tại trạm cũng thực hiện việc khám và phát thuốc trong danh mục thuốc thông thường theo quy định.

Đến buổi chiều, nhân viên trực sẽ tiếp tục thăm khám và tiếp nhận các trường hợp F0 nếu có. Buổi tối, ca trực tiếp tục làm việc và có sự hỗ trợ của công an, lực lượng dân quân tự vệ địa phương.

Qua đợt dịch này, một lần nữa càng khẳng định vai trò của y tế cơ sở. Do đó, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm 2021 sẽ  tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại các đơn vị, bệnh viện của thành phố góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; công tác rà soát, tổ chức sắp xếp lại bộ máy tại các đơn vị trong ngành y tế được triển khai thường xuyên nhằm xây dựng hệ thống y tế hoạt động một cách có hiệu quả.

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !