Hà Nội: Nhà hàng, quán cà phê mở cửa dè dặt, lo thu tiền lẻ cầm chắc lỗ

 Hầu hết các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống vẫn mang tâm lý dè dặt, vừa lo lượng khách không như kỳ vọng, lại vừa lo dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

 

{keywords}
Nhiều hàng quán sẽ mở cửa trở lại sau khi Hà Nội từ 06h ngày 21/9. (Ảnh Anh Hùng).

Kể từ sau khi thành phố Hà Nội cho phép mở cửa trở lại một số dịch vụ thiết yếu từ 21/9, trước đó các khu vực “vùng xanh” đã được mở cơ sở dịch vụ ăn, uống (chỉ bán mang về) và đóng cửa trước 21h hằng ngày, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng đã rục rịch mở cửa trở lại, nhưng vẫn với tâm lý dè dặt.

Với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ này, việc được hoạt động trở lại không khác gì được tái sinh sau một thời gian dài phải đóng cửa nhưng vẫn phải trang trải một loạt các chi phí thuê nhà, nuôi nhân công,… Tuy nhiên, tâm lý chung của các chủ cơ sở này là vẫn dè dặt, vừa lo lượng khách không như kỳ vọng, lại vừa lo dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Anh Hoàng Văn Nghĩa, chủ nhà hàng Ngư Quán – đặc sản cá sông (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết, việc được mở cửa trở lại đem lại cho anh hy vọng có thể trang trải chi phí hoạt động của nhà hàng, nhất là khi gần 2 tháng qua nhà hàng đóng cửa hoàn toàn nhưng chủ nhà hàng này vẫn đảm bảo duy trì đời sống cho hơn 10 nhân viên do họ không thể về quê.

“Nhà hàng mở bán mang về nên lượng đơn hàng cũng không được như kỳ vọng. Sau đợt dịch này người dân thắt chặt chi tiêu hơn. Hơn nữa tâm lý của thực khách đối với những món liên quan đến cá là thích ngồi ăn tại chỗ hơn gọi mang về”, anh Nghĩa chia sẻ.

{keywords}
Việc được mở cửa trở lại sẽ giúp các nhà hàng, quán ăn có thể trang trải chi phí hoạt động.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hữu Đức, chủ của chuỗi 10 cửa hàng phở bò Nam Định tại các quận nội thành Hà Nội cho biết, anh lại phải đối mặt với nỗi lo thiếu hụt nhân viên do hầu hết nhân viên của anh đã về quê và không dễ để có thể quay lại Hà Nội.

“Ngay sau khi đóng cửa chúng tôi đã cho toàn bộ nhân viên về quê. Hầu hết họ đều chưa được tiêm vắc xin nên rất khó để có thể quay trở lại Hà Nội vào lúc này. Sau ngày 16/9, từ 10 cửa hàng phở đến nay chúng tôi chỉ mới mở cửa trở lại hai cơ sở vì thiếu hụt lao động. Hơn nữa, muốn cửa hàng hoạt động được thì phải được Sở Công Thương cấp mã QR code”, anh Đức cho hay.

Ông chủ chuỗi cửa hàng phở này cho biết, sau khi mở lại hai cửa hàng từ ngày 16/9, lượng khách chủ yếu tập trung vào buổi sáng nhưng cũng chỉ được khoảng 30% so với trước khi thực hiện giãn cách.

“Hy vọng là từ hôm nay, người dân không còn lo xuất trình giấy tờ khi ra ngoài đường nữa thì lượng khách đến mua phở mang về sẽ được cải thiện hơn,” anh Nguyễn Hữu Đức nói.

Trong khi đó, với các chủ cửa hàng kinh doanh cà phê khó khăn hơn. Anh Phùng Trần Hiệp, chủ một cửa hàng cà phê tỏ ra không mấy hào hứng bởi trong hơn 1 năm qua cửa hàng của anh cũng từng có thời gian mở cửa bán về nhưng thu không đủ bù chi.

“Mong lắm ngày được mở bán hàng cho khách ngồi giãn cách, chứ bán mang về như thế này cứ phải thấp thỏm ngóng từng đơn hàng, có khi cả ngày chưa bán nổi 10 ly cà phê”, anh Hiệp nói.

Dù sao, cà phê, nước hoa quả hay trà sữa cũng là mặt hàng được nhiều khách hàng chấp nhận order qua mạng, nhất là sau khi các công sở đi làm trở lại. Đó là lý do hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh đồ uống đều hy vọng về một sự hồi phục trong thời gian tới.

Theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ được mở cửa trở lại, cần xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/ sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR và thực hiện 5K.

Hiền Anh

"Đóng băng" hoạt động gần 2 tháng, hàng loạt quán cà phê Hà Nội rao bán, đại hạ giá 4-5 lần

"Đóng băng" hoạt động gần 2 tháng, hàng loạt quán cà phê Hà Nội rao bán, đại hạ giá 4-5 lần

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.