Hà Nội: Người mua nhà dịch chuyển ra vùng ven, giá biệt thự, liền kề phía Đông tăng

Bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội nằm trong xu hướng tăng trưởng giá. Trong vòng 5 năm qua, giá trung bình thứ cấp mua đi bán lại ở hạng mục biệt thự, liền kề tăng trung bình 7%/năm.

{keywords}
Nhu cầu nhà ở sau dịch được chuyên gia đánh giá sẽ có sự thay đổi, người mua không ở nội đô nữa mà dịch chuyển ra vùng lõi ven sông Hồng, dịch chuyển ra những khu đại đô thị.

Chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến về thị trường Hà Nội, chuỗi đô thị ven sông Hồng, ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland đánh giá, tín hiệu thị trường bất động sản sau dịch rất lạc quan.

Ông Khiêm dẫn chứng, khi đơn vị phân phối, giao dịch tại một số dự án lớn có mức độ hấp thụ sản phẩm bất động sản ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh vẫn tốt.

Cụ thể, ông Khiêm cho biết, từ ngày 12 đến 22/9, Sàn bất động sản Vietstarland giao dịch trung bình 17 - 23 căn hộ cao tầng, với phân khúc biệt thự bán được 2 – 3 căn.

“Nhu cầu nhà ở sau dịch sẽ có sự thay đổi, họ không ở nội đô nữa mà dịch chuyển ra vùng lõi ven sông Hồng, dịch chuyển ra những khu đại đô thị. Người mua sẽ chấp nhận đi xa hơn một chút để được sống tại nơi có không gian sống trong lành, đầy đủ tiện nghi”, ông Khiêm đánh giá.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cao cấp, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho biết, nguồn cung khu vực phía Đông bao gồm Long Biên, Gia Lâm đang cung cấp khoảng 8.100 căn biệt thự, liền kề, chiếm gần 15% tổng nguồn cung nhà ở thấp tầng trong dự án tại Hà Nội. Nguồn cung sơ cấp về nhà ở thấp tầng trong dự án hiện nay đang rất hạn chế.

Về giá bán, bà Hằng cho biết, giá bán của các sản phẩm nhà ở thấp tầng ở khu vực phía Đông đang ở mức cạnh tranh so với các khu vực khác ở Hà Nội nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội.

“Xu hướng dịch chuyển từ các khu vực nội đô sang khu vực phía Đông Hà Nội đã rõ nét trong thời gian gần đây. Bất động sản khu vực phía Đông nằm trong xu hướng tăng trưởng giá. Trong vòng 5 năm qua, giá trung bình thứ cấp mua đi bán lại ở hạng mục biệt thự, liền kề tăng trung bình 7%/năm”, bà Hằng nói.

Đại diện Savills đánh giá, nguồn cung nhà ở thấp tầng trong tương lai ở khu vực phía Đông là không nhiều, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ. Số lượng các dự án có quy mô lớn ít và đang giai đoạn lập quy hoạch.

Trong khi chúng ta vẫn đang bàn quy hoạch phân khu sông Hồng thì nhu cầu bất động sản vẫn đang tồn tại. Theo bà Hằng, việc hạn chế nguồn cung ở phía Đông có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã phát triển, các khu dân cư hiện hữu, các dự án sắp được quy hoạch hoặc hướng tới các dự án đô thị lớn tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh.

Bà Hằng cũng cho rằng, thị trường khu vực phía Đông sẽ tiếp tục có những biến động bởi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Cùng với đó, kế hoạch đưa các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên quận cũng sẽ khiến khu vực Gia Lâm thu hút thêm được các nhà đầu tư. Khi hạ tầng khu vực phía Đông đang dần được cải thiện, phát triển sẽ vẫn thu hút nguồn cầu.

“Sau đại dịch, nguồn cung bất động sản vùng ven trên toàn cầu gia tăng mạnh. Tại Hà Nội, các khu vực ven sông Hồng, trong đó có khu vực phía Đông nếu hạ tầng thuận lợi, người dân sẽ có xu hướng chấp nhận dịch chuyển khỏi nội đô, hướng tới khu vực vùng ven. Trong khi Hà Nội cũng đang mở rộng phát triển ra khu vực vùng ven, giao thông phát triển thì không có lý do gì ngăn cản, nguồn cầu sẽ tăng... song giá cả phải hợp lý”, bà Hằng cho biết thêm.

Minh Thư

Săn lùng bất động sản 'ngộp', bán cắt lỗ mùa dịch

Săn lùng bất động sản 'ngộp', bán cắt lỗ mùa dịch

Đất nền ‘ngộp’ rao bán gấp, homestay bán ‘cắt lỗ’ cả tỷ đồng... tôi có nên tranh thủ cơ hội đầu tư lúc này để khi hết dịch, thị trường ổn có thể kinh doanh hoặc sang tay kiếm lời?

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng

Theo VCCI, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.