Hà Nội: Người dân ở vùng đỏ tiêm vắc xin như thế nào?
Theo ông Khổng Minh Tuấn, người dân ở khu vực có dịch phải tuân thủ phòng dịch trước, khi hết dịch mới tiêm vắc xin. Những người ở vùng đỏ vẫn phải chờ hết dịch mới tiêm vắc xin.
Bác sĩ Việt: Người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19 bệnh nhẹ, nhanh xuất viện
Theo bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đức Giang, thực tế điều trị cho thấy những người mắc Covid-19 đã được tiêm vắc xin thì bệnh thường nhẹ hơn, về âm tính nhanh, trung bình khoảng 7-10 ngày là “sạch” vi rút.
Chị Nguyễn Hải H. (34 tuổi, trú tại phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội) cho biết gia đình chị ở vùng đỏ, chị đã đăng ký tiêm vắc xin từ cuối tháng 6 trên cổng thông tin nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo đi tiêm. Hai tuần qua, dịch ở phường Thanh Xuân Trung phức tạp, chị H. hỏi tổ trưởng thì chỉ nhận được thông báo là chờ.
Cả gia đình chị H. có 6 người thì 2 người trên 70 tuổi nên chị H. rất mong được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Chị H. còn hỏi cả trên trạm y tế nhưng vẫn chỉ nhận được thông báo là đợi.
Không riêng gì gia đình chị H., chị Phạm Q. (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết nhà chị đăng ký tiêm vắc xin rất lâu vẫn chưa được gọi đi tiêm. Ông bà nhà chị Q. đã 72 tuổi, đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin, nhưng đến nay vẫn chưa được tiêm. Gia đình trong khu vực vùng đỏ nên chị Q. càng lo lắng hơn.
Theo ông Khổng Minh Tuấn – Phó giám đốc CDC Hà Nội, người dân khi đang ở vùng đỏ, đặc biệt trong khu vực phong toả thì mục tiêu đầu tiên là khống chế không cho dịch lan rộng. Còn việc tiêm vắc xin thì sẽ tiêm nhưng với mục tiêu ưu tiên chống dịch trước.
Hơn nữa, người ở khu vực vùng đỏ nhất là Thanh Xuân Trung đi tiêm thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm cho nhân viên y tế và người khác ở điểm tiêm. Vì vậy, giai đoạn này người ở khu phong toả, vùng đỏ vẫn khuyến khích hạn chế đi lại.
Ảnh minh hoạ. |
Khi ổ dịch được khống chế thì người dân ở vùng có dịch, vùng lân cận vùng đỏ mới được tiêm vắc xin. Ông Tuấn cho biết, người dân yên tâm sẽ được tiêm vắc xin khi khống chế được dịch thành công.
Theo ông Tuấn, hiện nay riêng với ổ dịch phường Thanh Xuân Trung nhất là khu ngõ 332, 382 Nguyễn Trãi, còn phức tạp. Lý do, theo ông Tuấn, đây là khu tập thể cũ xen kẽ với khu liền kề của dân. Người dân sống trong môi trường chật hẹp, đường đi chật, hai người qua ngõ còn va chạm nhau nên tỷ lệ lây nhiễm lớn nhất từ trước tới nay ở thành phố.
Tại khu vực 1700 nhân khẩu và có trên 400 trường hợp mắc Covid-19, việc phòng chống dịch tại đây cũng khó khăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm của quận Thanh Xuân và phường thì đến nay đã sơ tán số đông người dân trong khu vực, người dân nhanh chóng được di chuyển để giảm mật độ hi vọng số ca được kiểm soát.
Ông Tuấn cho biết, người dân cần nâng cao giãn cách, bỏ quan điểm mình ở vùng an toàn. Thực tế, nhiều khi ông Tuấn đi trực kiểm tra chốt có khi hàng xóm hai nhà đối diện nhau ngồi nói chuyện bình thường vì ai cũng nghĩ không có Covid-19. Điều này chính là nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vì thế mọi người cần tuân thủ giãn cách nhà - nhà.
Nếu ai cũng không tuân thủ 5K thì giai đoạn này dịch bệnh khó kiểm soát. Chúng ta không nên thực hiện các kiểu trong lỏng, ngoài chặt. Nếu kiểm soát chặt khu vực phong toả thì sẽ nhanh chóng tiến tới xoá bỏ khu vực phong toả, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Tuấn, phương án nởi lỏng vùng xanh, khoá chặt vùng đỏ, vùng vàng đây là biện pháp tốt, giảm tải tâm lý của người dân ở vùng xanh. Đặc biệt, việc khoanh vùng vàng, vùng đỏ để xác định rõ, tập trung nguồn lực cho hai vùng này. Nếu tập trung cho hai vùng này hi vọng hết đợt 4 này sẽ cắt đứt nguồn lây ở thành phố.
Chúng ta vẫn còn F0 lẩn khuất trong cộng đồng nếu không phát hiện sớm, khoanh vùng triệt để thì F0 sẽ lan rộng ra rất lớn. Vì vậy, ông Tuấn cho rằng Hà Nội vẫn tích cực điều tra, truy vết khi phát hiện ca F0. Nếu bóc tách được hết F0 ra thì nguy cơ không còn trong dân cư, sẽ bảo đảm tuyệt đối cho vùng xanh, thu hẹp vùng vàng, vùng đỏ.
Từng nhiễm Covid-19 ở Nga 11 tháng trước, vì sao về Việt Nam vẫn mắc?
Trường hợp mới phát hiện dương tính Covid-19, dù trước đó đã từng nhiễm bệnh ở Nga, có 2 khả năng xảy ra: tái nhiễm và bài xuất vi rút chậm, nhưng khả năng cao là tái nhiễm.
TP.HCM tiêm trộn vắc xin Pfizer cho người tiêm Moderna mũi 1: Đơn vị tiêm chủng nói gì?
Hiện TP.HCM đã hết vắc xin Moderna nên Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị tiêm chủng có thể lựa chọn vắc xin phù hợp để tiêm cho người đã tiêm mũi 1 Moderna.
Khánh Chi