Hà Nội lan tỏa phong trào học tập suốt đời
Học tập suốt đời không chỉ trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho con người mà còn giúp chúng ta sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và quan trọng hơn cả là thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển mạnh mẽ.
Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào học tập suốt đời, thời gian qua, phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) luôn khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến, giao lưu, chia sẻ về sách, văn hóa đọc, góp phần xây dựng cộng đồng học tập cũng như lan tỏa phong trào học tập suốt đời.
Cùng với đó, quận Hà Đông cũng đề nghị các cơ sở giáo dục cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, tạo ra phong trào mọi người tự giác học tập; gắn kết các chương trình, các cuộc vận động, các phong trào thi đua với công tác khuyến học, khuyến tài.
Các quận/huyện của Hà Nội tích cực lan tỏa phong trào học tập suốt đời (ảnh minh họa) |
Năm nay, quận Hà Đông cũng cho biết sẽ tăng cường hơn công tác tuyên truyền trong quá trình triển khai tuần lễ với nội dung phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tối đa các nền tảng số; đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid 19.
Đối với các cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác, tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn phí; thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn… tạo điều kiện để mọi người dân tham gia các hoạt động học tập.
Đồng thời, đơn vị này cũng đề nghị các tổ chức, ban ngành, đoàn thể phối hợp với ngành Giáo dục quận tiếp tục đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng và vai trò của học tập suốt đời
Nói về phong trào học tập suốt đời, bà Trần Thị Hương - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vạn Bảo (Hà Đông) cho biết: “Việc học tập không có bất cứ giới hạn về con người, không gian hay thời gian mà học tập vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của con người.
Đối với người thầy, nếu có ý thức học tập suốt đời, biết tự bồi đắp và bổ sung tri thức, hơn hết là kỹ năng, thì lợi ích nhận được không phải chỉ cho bản thân mà còn cho bao thế hệ học sinh. Đối với gia đình, cái nôi đầu tiên của sự học, phụ huynh cũng phải học tập để có thể cùng đồng hành cùng với con em mình trong hành trình khám phá tri thức.
Thời gian tới, tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Vạn Bảo sẽ tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về việc học tập suốt đời”, bà Trần Thị Hương khẳng định.
Có thể nói, phong trào học tập suốt đời ý nghĩa trong xã hội đặc biệt đối với ngành giáo dục và đào tạo. Đây cũng là một trong những hình thức để tuyên truyền, phổ biến việc cần phải học tập suốt đời đối với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn quận Hà Đông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Phong trào học tập suốt đời cũng góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam, đồng thời là chìa khóa mở cửa văn minh, hạnh phúc, học tập là việc cần phải tiếp tục suốt đời và việc tự học là một cách để xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục phối hợp chỉ đạo nâng cao chất lượng các mô hình học tập, xây dựng các tiêu chí công dân học tập, huyện tỉnh thành phố học tập, trong giai đoạn 2021-2030.
Thứ tư, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ giải pháp của đề án 1373 về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030.
Thứ năm, phối hợp nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng Luật Học tập suốt đời để tạo cơ sở phát huy thúc đẩy hơn nữa xây dựng phong trào học tập suốt đời góp phần thành công trong việc xây dựng xã hội học tập.
Hoàng Thanh