Hạ lãi vay, nên hay không: Đến lúc ngân hàng có trách nhiệm xã hội

Trong 10 đồng ngân hàng kinh doanh sinh lời, có 1 vốn tự có và 9 đồng huy động từ xã hội, nên khi xã hội lâm vào khó khăn, chính các ngân hàng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ để vượt qua khẩn cấp...

Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng, khi trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh chủ đề: Hạ lãi vay, nên hay không?

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng

- Theo nhận định của ông, hiện nay, các ngân hàng có khả năng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng vượt qua đại dịch hay không?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện nay, có lẽ ngân hàng đang là ngành tỏa sáng nhất khi nền kinh tế trở nên u ám, chao đảo vì dịch bệnh COVID-19 và cũng vì thế mà mọi người đều kêu gọi ngân hàng giảm lãi suất. Nhưng ngân hàng có giảm được lãi suất hay không, cũng có một số điều cần lưu ý đó là, các ngân hàng đang có hai loại nợ bao gồm nợ trên sổ sách và nợ tương lai.

Trường hợp thứ nhất, đối với nợ trên sổ sách, là nợ mà các ngân hàng đã thu xếp nguồn vốn trước đó, và bảo đảm có biên độ rõ ràng. Nếu yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho những món nợ trên sổ sách, thì là một sự hy sinh rất lớn mà không phải ngân hàng nào cũng có thể làm được. Vì khi giảm lãi suất đầu ra mà lãi suất đầu vào không thể giảm được khi đó là cam kết với khách hàng, thì trong trường hợp này, sẽ khó cho các ngân hàng.

Riêng trường hợp với các món nợ mới, ngân hàng hoàn toàn có thể giảm lãi suất được, vì các nhà băng có khả năng thu xếp được nguồn vốn giá rẻ để cho vay rẻ và bảo đảm được biên độ lợi nhuận.

Tuy nhiên, món nợ hiện hữu mới là món nợ mà các khách hàng đang mong muốn được hỗ trợ giảm, do đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đều suy yếu, thậm chí mất khả năng trả nợ nên cần được hỗ trợ.

Xét một cách tổng thể, việc giảm lãi suất là có thể thực hiện được, nhưng phải tùy thuộc vào sức khỏe của từng ngân hàng. Trong đó, có những ngân hàng có nguồn tiền huy động lõi tốt, vốn CASA (tiền gửi không kỳ hạn; được xem là vốn rẻ) ở một số ngân hàng lên đến 40 - 50%. Khi sử dụng nguồn vốn này với lãi suất thông thường thôi, thì NIM (biên rãi ròng) của ngân hàng có thể lên đến 6%/năm chứ không phải 3% như tính toán.

Cho nên, ngân hàng càng có lượng CASA lớn thì dễ dàng giảm lãi suất hơn những ngân hàng nhỏ, những tổ chức sống chủ yếu bằng tiền huy động với lãi suất cao và phải cho vay ra với lãi suất cao, cần chi li từng món. Trừ trường hợp, họ sẵn sàng hy sinh lợi nhuận của mình để đóng góp cho xã hội vượt qua khó khăn.

Đặc biệt trong lúc này, khi vấn đề nợ xấu đang tăng rất cao, chỉ có các ngân hàng mới biết được “cơ thể” của mình đang bị ảnh hưởng như thế nào để có chính sách phù hợp, an toàn. Thực tế, các ngân hàng đều có sổ sách riêng để tính toán dự phòng nhằm chống chọi khi nợ xấu tăng cao dẫn đến khả năng mất vốn.

Khi xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chính các ngân hàng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ đóng góp cho xã hội, để vượt qua tình trạng khẩn cấp (ảnh: Internet)

Khi xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chính các ngân hàng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ đóng góp cho xã hội, để vượt qua tình trạng khẩn cấp (ảnh: Internet)

- Với lãi “ảo” mà các ngân hàng hiện đang ghi nhận, liệu các ông chủ nhà băng có đang phải chia cổ tức bằng chính vốn liếng của mình không, thưa ông?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Có thể thấy, mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng không trình phương án chia cổ tức tiền mặt để tăng vốn và tập trung phát triển các mảng kinh doanh trọng yếu. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp các ngân hàng tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh, từ đó phát triển bền vững hơn.

Như vậy, khi các ngân hàng có lợi nhuận mặc dù là trên sổ sách, việc không chia bằng tiền mặt, mà bằng cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị của các cổ đông lên và khi thị trường phục hồi, giá trị ngân hàng tăng cao, chính những cổ đông đó được hưởng lợi.

Vì vậy, các cổ đông không mất gì cả, chỉ là không được nhận tiền mặt mà tiếp tục dùng vốn vào hoạt động cho ngân hàng. Nên nói “dùng mỡ nó rán nó” trong trường hợp này sẽ chưa thoả đáng. Thật sự họ chính là những người thụ hưởng giá trị, lợi nhuận nằm trong các hoạt động của ngân hàng.

Tại thời điểm này, việc chia cổ tức như vậy là cần thiết, bởi nếu các nhà băng chia nhau lợi nhuận ảo, nhưng đến khi tính toán thực tế, ngân hàng bị lỗ, đó mới chính là ăn vào vốn liếng của mình để tự trả mình.

Với khó khăn chung như hiện nay, các cổ đông có thể chịu đựng được thì nên giữ vốn đó trong ngân hàng là cách tốt nhất, vì tiềm năng sinh lợi của ngân hàng trong tương lai vẫn rất khả thi.

- Thưa ông, ông đánh giá sao về việc ngân hàng nên giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thực sự chẳng ngân hàng nào muốn hy sinh, đều muốn giữ lợi nhuận của mình, mà nói theo cách tư bản chủ nghĩa, đó là luôn luôn muốn tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, điều đó không phù hợp.

Chúng ta đều hiểu rằng, trong 10 đồng có thì ngân hàng chỉ có 1 đồng vốn, còn 9 đồng là tiền huy động từ xã hội và dùng tiền đó để hoạt động kinh doanh sinh lời. Cho nên, khi xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chính các ngân hàng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ đóng góp cho xã hội, để vượt qua tình trạng khẩn cấp.

Đồng thời, đây cũng là lúc các ngân hàng thể hiện đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội cũng như tinh thần, tương trợ lẫn nhau trong nền kinh tế chia sẻ. Với những ngân hàng có thể giảm lãi suất nên khẩn trương triển khai chính sách giảm, thậm chí phải hy sinh một phần nào đó trong bức tranh lợi nhuận của mình, mà vẫn bảo toàn nguồn vốn, duy trì hoạt động ổn định.

Nếu doanh nghiệp cầm cự được trong thời gian này, bằng cách được giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn hoãn nợ để tiếp tục sống sót, thì ngân hàng mới sống sót cùng khách hàng trong tương lai. Vốn dĩ đây là mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và khách hàng, chính vì vậy, việc ngân hàng hỗ trợ khách hàng cũng chính là tự giúp mình trong khủng hoảng.

- Xin cảm ơn ông!

Áp lực lãi vay ngân hàng, nhiều tài xế dịch vụ phải bán xe trả nợ

Áp lực lãi vay ngân hàng, nhiều tài xế dịch vụ phải bán xe trả nợ

Phần lớn tài xế chạy dịch vụ hiện nay vay ngân hàng, mua trả góp ôtô để hoạt động. Trước sự ảnh hưởng của Covid-19, một số tài xế đã phải bán xe để giảm thiểu gánh nặng.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Honda Blade 2023 thay tem mới, giá tăng gần 1 triệu đồng

Mẫu xe số giá rẻ của Honda Việt Nam vừa đổi phong cách với phiên bản 2023 bằng cách thay tem dán bên ngoài, đồng thời giá cũng tăng thêm so với bản 2022.

Lượng xe máy mới dồi dào trong tháng 3 báo hiệu đợt giảm giá sắp đến

Sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước đã tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 3 vừa qua với gần 274.000 chiếc xe máy mới được "bơm" cho thị trường.

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng

Theo VCCI, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Phó Thống đốc: Sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN, khẳng định sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo, đồng thời sẽ giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề nghị Giám đốc Công an Hải Phòng 'dẹp' bảo kê trong Khu kinh tế

Nhiều doanh nghiệp KKT Đình Vũ - Cát Hải đã đề nghị Giám đốc Công an TP Hải Phòng Vũ Thanh Chương chấn chỉnh tình trạng bảo kê, trộm cắp.

Giá vàng miếng mất mốc 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng trong nước hôm nay (30/3) giảm về dưới mốc 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới hôm nay cũng giảm nhẹ.

Ana Mandara Cam Ranh có tên trong nhiều đề cử các giải thưởng du lịch hàng đầu thế giới

Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.

Bộ giao đàm phán giá điện sạch trước 31/3, EVN tiết lộ lý do không thể xong

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến ngày 29/3, chỉ có 4/85 chủ đầu tư điện gió gửi hồ sơ đề nghị Công ty mua bán điện đàm phán giá điện.

Vietjet sắp mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn

Vietjet sẽ mở đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.