GS Ngô Bảo Châu bật mí về nguyên nhân chinh phục Toán học của mình
GS Ngô Bảo Châu và GS Ce’dric Villani tại buổi tọa đàm |
Đây là hai vị giáo sư cùng nhận giải thưởng Fields toán học (tương đương với giải thưởng Nobel) vào năm 2010. Cả hai đều đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt ở Pháp và Việt Nam.
Một sinh viên đặt câu hỏi, làm sao để truyền lửa cho học sinh môn Toán bởi đây là môn khó, nhiều học sinh không thích môn này? Thậm chí có nhiều sinh viên học Toán nhưng rồi phải bỏ dở bởi nghiệp “mưu sinh”.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, những sinh viên có năng khiếu trong lĩnh vực Toán học mà chọn làm việc khác là một điều đáng tiếc. Vì thế bản thân GS và các đồng nghiệp, sáng lập Viện nghiên cứu mới, tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, tìm kiếm và cấp học bổng để học sinh yêu toán có nhiều cơ hội hơn, tham gia trao đổi tại nước ngoài.
Ngoài ra, để truyền lửa cho học sinh đam mê môn Toán, GS Châu cũng nhấn mạnh, giáo viên cần phải nhiệt huyết và đam mê, luôn đặt học sinh vào thế khó. Nhằm khơi gợi tư duy của học sinh. Đừng quan niệm, muốn học sinh thích học toán chỉ cần ra bài dễ. Thay vào đó là hãy cho học sinh bài khó một chút, khi các em giải được, đấy chính là động lực để các em tìm được niềm vui.
Nói đến đây, vị giáo sư đáng kính kể lại cơ duyên dẫn dắt ông vào lĩnh vực Toán học đưa ông đạt được những đỉnh vinh quang. Đó là năm GS Châu học lớp 6, khi ấy GS 12 tuổi.
Ông kể “Tôi may mắn được học với các thầy cô giáo giỏi, tâm huyết với học trò khi học cấp 2. Các thầy cô đã khuyến khích, giúp tôi đối diện với thách thức, làm tôi tự ái khi thi trượt vào lớp chuyên. Bởi khi gặp lại, các thầy cô đều nói với tôi rằng: Em rất ít có cơ hội vào lớp đó. Điều này khiến tôi không muốn gặp lại giáo viên của mình và vùi đầu vào… học, đấy cũng là lý do khiến tôi yêu thích môn toán hơn”.
Tại buổi hội thảo GS Ce’dric Villani cho biết: Toán học rất khô khan nhưng cũng đầy tính sáng tạo, toán học trừu tượng nhưng cũng rất phổ biến, toán học có những bất công và dân chủ, toán học lâu đời nhưng luôn tiến hóa, toán học vừa đơn lẻ nhưng cũng mang tính tập thể, toàn học khó mà dễ. Cột bên trái là những mặt tiêu cực của toán học “khô khan, trừu tượng, bất công, đơn độc, khó khăn còn cột bên phải là những ưu điểm: sáng tạo, phổ biến, dân chủ, tập thể, tiến hóa”.
Vị giáo sư này cũng thông tin đến đông đảo các bạn trẻ có mặt tại buổi tọa đàm rằng, tại nước Mỹ một khảo sát, đánh giá xếp hạng gần đây cho thấy Toán học được xếp hạng cao quý nhất trong 200 nghề cao quý. Lý do là bởi, Toán học là nghề có tương lai nhất và có cơ hội ứng dụng phát triển nhất. Hiện nay, Toán học ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực khoa học của cuộc sống.
Theo GS Ce’dric Villani, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều coi trọng Toán học. Để đạt hiệu quả họ phải chú trọng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp phụ trợ để tạo môi trường cho những người học giỏi Toán không chỉ giỏi lý thuyết mà có điều kiện ứng dụng. “Phải tạo ra được sự liên kết giữa khái niệm và thực hành.
Dưới đây là chùm ảnh tại buổi tọa đàm
Dù 16h mới diễn ra tọa đàm nhưng trước đó 15 phút hội trường đã chật kín chỗ |
Nhiều bạn trẻ đến sau đành phải ngồi dưới sàn |
Thậm chí BTC cho phép ngồi lên cả phía trên bục sân khấu |
... Và GS Ngô Bảo Châu luôn lắng nghe, giải đáp từng câu hỏi của các bạn tham gia |