Xu hướng 'kwichon' của giới trẻ Hàn Quốc: Dời phố về quê làm trang trại

Xu hướng rời phố trở về làng, gọi là 'Kwichon' trong tiếng Hàn Quốc, ngày một lan rộng trong giới trẻ ở đất nước hiện đại hàng đầu châu Á này.

 

Kim Ji-Un, 23 tuổi, sống ở Seoul, thủ đô Hàn Quốc đã nhiều năm nhưng cô thường xuyên phải lo lắng về việc tìm được một công việc tốt và nơi ở tử tế.

Giờ đây, mối lo của cô đã chuyển sang hướng mới hoàn toàn trái ngược với cuộc sống thành phố đông đúc, tấp nập. Mối lo của Kim Ji-Un liên quan đến thời tiết nhiều hơn, cô lo rằng hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, khoai tây và ngô của cô.

{keywords}
Kim Ji-Un đang chăm sóc vườn dâu tây của mình ở quê nhà

Cô gái Gen Z và chị gái bắt đầu trở về quê hương làm trang trại vào năm ngoái ở Nonsan, tỉnh Chungcheong Nam. Vụ thu hoạch đầu tiên của Kim Ji-Un thành công tốt đẹp. Năng suất của đậu nành đen thậm chí còn cao hơn so với dâu tây mà cô trồng.

Lee Jae-hun, 23 tuổi, nam sinh viên rời khỏi ngôi nhà ở thị trấn nhỏ Bắc Jeolla lên thành phố học để trở thành bác sĩ. Anh chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ lại quay trở lại quê hương lập nghiệp, chứ chưa nói đến việc trở thành một nông dân.

"Tôi bắt đầu đi làm, có công việc sau khi ra trường nhưng tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi với những áp lực cao của cuộc sống thành phố. Cuối cùng, sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, tôi tự thừa nhận với bản thân rằng mình không hạnh phúc và tôi bắt đầu tính đến việc xây dựng sự nghiệp khác, không ở thành phố", Lee Jae-hun chia sẻ.

{keywords}

Anh lựa chọn đi theo xu hướng Kwichon và hiện tại, Lee Jae-hun đang điều hành một trang trại trồng nấm khá thành công ở quận Muju, Bắc Jeolla.

Cuộc sống nông trại trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với nhiều người trẻ tuổi. Đây chính là những người không coi cánh đồng lúa, ngô, rau củ quả chỉ đơn giản là những dải đất màu mỡ, tươi tốt mà là một khu vực hấp dẫn để khởi nghiệp.

Kim Ji-Un hay Lee Jae-hun là một số ví dụ về xu hướng gọi là Kwichon đang ngày một lan rộng trong giới trẻ Hàn Quốc.

Xu hướng 'Kwichon' là gì?

Thuật ngữ này xuất hiện trong tiếng hàn từ nhiều thập kỷ trước, xuấ hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người dân đang ở thành phố đã trở về quê hương là những vùng quê ít tấp nập hơn là trồng trọt, chăn nuôi.

Lần này, khi cơn đại dịch diễn ra, một lần nữa xu hướng về quê làm trang trại một lần nữa nổi lên trong giới trẻ Hàn Quốc.

Kwichon được kỳ vọng là cách để hồi sinh các vùng nông thôn còn chưa phát triển nhiều, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Theo số liệu chính thức của chính phủ, tỷ lệ trở về khu vực nông thôn, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, tăng 5,6% vào năm 2021. Đây là mức cao nhất trong một thập kỷ.

{keywords}
Gen Z theo đuổi 'kwichon', dịch chuyển về nông thôn làm trang trại

Tại sao giới trẻ Hàn Quốc chọn Kwichon?

Có một số yếu tố khiến cho xu hướng Kwichon nổi lên và lan rộng trong giới trẻ Hàn Quốc. Trong đó bao gồm giá nhà ở thủ đô, môi trường lao động và sự cạnh tranh khốc liệt...

Điều đầu tiên kể đến là giá nhà ở thành phố tăng cao. Ví dụ như giá trung bình của một căn hộ ở Seoul đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2017. Bên cạnh đó, mô hình làm việc từ xa áp dụng trong thời diễn ra đại dịch góp phần thúc đẩy các công ty tận dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông minh. Điều này cũng làm cho lực lượng lao động phải nghỉ việc nhiều hơn, áp lực ngày càng tăng.

Trong khi đó, ngày càng nhiều bạn trẻ cảm thấy thất vọng với thị trường lao động quá khắc nghiệt ở thành phố. Họ quyết định từ bỏ cuộc sống tấp nập, cực kỳ bận rộn để về quê làm trang trại.

Ngoài ra phải kể đến các hỗ trợ của chính phủ, các chương trình mới xây dựng mối liên hệ giữa cư dân thành thị và nông thôn.

Ví dụ như ở tỉnh Gyeongsang-nam, người ta tạo ra dự án dạy thanh niên thành thị cách chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh, truyền thống ẩm thực của Hàn Quốc. Hay dự án hướng dẫn người trẻ làm quen với dụng cụ của người nông dân như cách sử dụng máy kéo, cách trồng cây trong nhà kính, cách chọn loại cây trồng hiệu quả nhất.

{keywords}

Một chương trình hỗ trợ 'nông dân' trẻ của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc tổ chức có tên là 'Sống như nông dân'. Thông qua chương trình, những người trẻ được trải nghiệm cuộc sống như một nông dân thực sự tại một trong 88 quận khu vực nông thôn trước khi quyết định chuyển về quê. Họ được ở nhà miễn phí trong 6 tháng để học hỏi và mọi chi phí đều do chính phủ đài thọ.

Khó khăn gì khi giới trẻ lựa chọn 'Kwichon'?

Việc tham gia các lớp học hướng dẫn cơ bản về làm trang trại, chăn nuôi, trồng trọt không phải là khó khăn, thử thách nhất với những người trẻ lựa chọn Kwichon.

Bài học quan trọng nhất mà họ phải trải qua đó là làm thế nào để hoà đồng với người dân địa phương. Cuộc sống ở thành thị quá tấp nập, bận rộn khiến họ quên đi cách kết nối với hàng xóm, thiên về chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. Nhưng khi trở về nông thôn buộc họ phải thay đổi, phải làm quen với cuộc sống mang tính cộng đồng nhiều hơn.

Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z tại Mỹ theo đuổi con đường trở thành người ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Hoàng Dung (tổng hợp)

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !