TikTok 'biến hình' đồ cũ thành sang - xịn - mịn: Mảnh đất của người trẻ mê sáng tạo, gu thẩm mỹ xuất sắc

Với một chút sáng tạo, sự khéo léo của đôi tay và gu thẩm mỹ tốt, nhiều bạn trẻ đã phục chế đồ đạc cũ, lỗi mốt thành những món đồ mới cứng, sang - xịn - mịn khiến cư dân TikTok trầm trồ khen ngợi.

Bắt đầu từ sở thích vui vẻ, tranh thủ lúc thời gian rảnh rỗi của một số người nhưng giờ đây việc sửa chữa "hô biến" đồ đạc cũ thành mới tinh, thời trang đã trở thành xu hướng được yêu thích trên toàn cầu.

Video chia sẻ về việc phục chế đồ đạc đang bùng nổ trên TikTok. Từ khóa #furnitureflip trên Tiktok có 4,7 tỷ lượt xem và tăng 23% so với năm ngoái.

{keywords}
Sản phẩm trước vào sau khi sửa chữa của Jasmine Bautista 

Trào lưu 'furnitureflip' là gì?

Đây là trào lưu cư dân mạng chia sẻ hình ảnh, video về việc sửa chữa những món đồ nội thất cũ để biến thành món đồ mới đẹp hơn, thời thượng hơn và hữu ích hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể bán lại món đồ đã sửa chữa với giá cao hơn, thu về lợi nhuận.

Tại sao nhiều người trẻ thích 'furnitureflip'?

Có nhiều lợi ích mà sửa chữa đồ cũ đem lại nên nhiều người trẻ lựa chọn theo đuổi xu hướng này.

Đồ cũ, nhất là đồ nội thất nhanh có tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường. Nếu đồ nội thất làm bằng vật liệu kém chất lượng, thường chứa các hóa chất độc hại như formaldehyde. Việc sửa chữa, sử dụng lại mà nhiều người trẻ lựa chọn như một cách họ làm để bảo vệ môi trường.

Không tốn quá nhiều chi phí để bắt đầu thực hiện theo trào lưu này. Một vài món đồ cũ mua lại hoặc xin từ mọi người, một vài hộp sơn, vải, đồ trang trí, dụng cụ để sửa chữa... là bạn có thể biến món đồ cũ thành mới.

Không chỉ thoả mãn đam mê, việc sửa chữa đồ cũ thành mới có thể đem lại thu nhập cho bạn nếu món đồ mới bạn làm thật đẹp và được nhiều người yêu thích, sẵn sàng bỏ tiền ra mua về.

Những ngôi sao Tiktok 'furnitureflip'

McKay Floyd, 24 tuổi, một giáo viên ở Atlanta, Mỹ đã quyết định nghỉ việc sau khi phát hiện thêm tài nghệ khéo tay biến đồ đạc cũ thành mới của mình thông qua trào lưu trên TikTok.

Đây không phải là một quyết định bồng bột vì McKay Floyd từ lâu vốn yêu thích những đồ thủ công, tự làm đồ dùng đơn giản trong gia đình, cộng thêm chút khéo tay sẵn có và đôi mắt thẩm mỹ.

Sau khi tham gia trào lưu trên TikTok, cô được nhiều người biết đến, ủng hộ hơn nên McKay Floyd đã quyết định theo đuổi công việc kinh doanh phục hồi đồ nội thất. Cô tự tay sửa sang lại những món đồ cũ và bán lại cho những người xem qua kênh Tiktok của cô và kiếm nhiều tiền hơn công việc hiện tại.

"Lúc đầu tôi chỉ ngẫu nhiên quay video theo trào lưu biến đồ đạc cũ thành mới trên TikTok nhưng sau đó tôi có thêm thu nhập từ đây", McKay Floyd chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
Chiếc tủ đựng đồ trông hợp thời trang, phong cách căn nhà sang hơn sau khi McKay Floyd sửa chữa.

Floyd cho biết cô chủ yếu học cách phục hồi đồ nội thất bằng cách xem các hướng dẫn trên YouTube và từ cha của mình.

Tuy nhiên, McKay Floyd chỉ là một trong những tài khoản TikTok nổi lên từ trào lưu biến đồ đạc cũ thành mới phổ biến trên mạng xã hội này.

Jasmine Bautista, 21 tuổi, người điều hành tài khoản '@prettylittleflips' với hơn 300.000 người theo dõi cũng là một ví dụ thú vị trong trào lưu có hàng tỷ lượt xem này.

Jasmine Bautista tìm thấy nhiều đồ cũ ở ven đường hoặc trên các hội nhóm trao đổi, chia sẻ đồ nội thất nên đã nhận về để biến thành món đồ mới hơn, hiện đại hơn.

"Công việc này giúp chúng tôi vừa kiếm thêm thu nhập, vừa thỏa đam mê sáng tạo và hơn nữa là tận dụng được đồ cũ, không thải ra môi trường quá nhiều rác", Jasmine Bautista chia sẻ.

{keywords}
Từ chiếc bàn gãy chân Jasmine Bautista đã biến thành bàn mới bắt mắt.

Grace Elletson, 22 tuổi, người trẻ điều hành @graceful_designs_diy trên TikTok chia sẻ rằng mọi người đang "nắm bắt được lợi ích" của việc mua đồ nội thất cũ thay vì mua mới ở cửa hàng.

"Đồ cũ sau khi được tân trang sẽ trở nên mới cứng, đẹp hơn, hợp thời trang và phong cách của căn nhà. Chúng tôi sửa sang theo yêu cầu đơn đặt hàng vì vậy bạn sẽ có sản phẩm không đụng hàng, hợp gu phong cách căn nhà", Grace Elletson chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Gen Z Mỹ lao vào cơn mơ trở thành Influencer

Ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z tại Mỹ theo đuổi con đường trở thành người ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Hoàng Dung (lược dịch)

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !