Xin đừng gọi tôi là Giáo sư!

Lẽ thường ở Việt Nam, những ai đã từng được phong là Giáo sư sẽ mãi được xưng và được gọi là Giáo sư. Bản thân các Giáo sư, Phó Giáo sư cũng không phản đối khi được xã hội gắn cho cái học hàm này trước tên của mình.

Tuy nhiên, với Sử gia kinh tế Đặng Phong (1937-2010), có lần ông đã phải “xin” không gọi ông là Giáo sư, mặc dù chức danh Giáo sư của ông còn “oách” hơn so với rất nhiều giáo sư trong nước.

Câu chuyện diễn ra từ cách đây hơn 7 năm, đó là sáng 09/12/2009 trong buổi giới thiệu hai cuốn sách của Đặng Phong. Hai cuốn sách có tên gọi “Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989”  (Nhật ký thời bao cấp) và “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới”.

Buổi giới thiệu sách do NXB Tri Thức và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (nay là Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) tổ chức với sự tham gia của đông đảo các nhà kinh tế, sinh viên ngành kinh tế và các phóng viên.

Trong buổi ra mắt sách đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm, đã phát biểu khai mạc và gọi ông là “Giáo sư Đặng Phong”, một cách tự nhiên giống như báo chí vẫn gọi. Tuy nhiên, bất ngờ đã diễn ra khi câu đầu tiên nói với mọi người, Sử gia kinh tế Đặng Phong đã nói: “Xin mọi người đừng gọi tôi là Giáo sư vì ở Việt Nam tôi không phải là Giáo sư!”

Đặng Phong cũng “tranh thủ” nhắn nhủ với các phóng viên không nên gán cho ông cái mác “Giáo sư”. “Tôi chưa bao giờ được nhà nước Việt Nam phong Giáo sư và cũng chưa bao giờ xin được phong Giáo sư” - Sử gia kinh tế Đặng Phong nói - “Ra nước ngoài thì tôi là Giáo sư, nhưng về Việt Nam, khi con dấu nhập cảnh đóng cộp vào tấm hộ chiếu thì tôi không còn là Giáo sư nữa”.

Xin đừng gọi tôi là Giáo sư! - ảnh 1

Sử gia kinh tế Đặng Phong (trái) trong buổi ra mắt hai cuốn sách đình đám của mình vào năm 2009.

Sở dĩ có chuyện như vậy là bởi Sử gia kinh tế Đặng Phong là Giáo sư mời của một loạt các trường đại học danh giá trên thế giới, bao gồm: ĐH Aixen Provence, năm 2007; ĐH Cambridge, 2005; ĐHQG Monterey Bay, California, 1997; ĐH Macquarie, Sydney, 1996, 2000; ĐHQG Australia (ANU), 1994; ĐH Irvine, California, 1994; ĐH Paris 7 các năm 1991, 1992, 1993.`

Ngoài ra, ông còn là Chuyên gia mời của Viện Nghiên cứu CNXH, Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2008; Viện Hàn lâm khoa học Cuba, 2007; Ngân hàng Desjardin Montreal, Canada, 1994; Chủ tịch Tiểu ban Kinh tế tại Euro Viet III, Amsterdam, 1997. 

Ở trong nước, ông là Ủy viên Hội đồng Khoa học, Trưởng phòng Lịch sử kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam; Chủ nhiệm khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Ông cũng đảm nhận vai trò Chủ nhiệm một loạt đề tài cấp Bộ như: Biên niên kinh tế Việt Nam, 2008-2009; Từ đổi mới tư duy đến đổi mới kinh tế, 2005-2006; Những mũi đột phá trong kinh tế Việt Nam, 2003-2004; 60 năm kinh tế Việt Nam 1945-2005.

Trao đổi với PV Infonet, một chuyên gia về giáo dục (đề nghị được giấu tên) cho biết, ở một số nước, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư là do các trường Đại học công nhận cho các cá nhân tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Chức danh này chỉ được công nhận trong một thời gian nhất định, chứ không có giá trị mãi mãi như học vị Tiến sỹ. Trường hợp của Sử gia kinh tế Đặng Phong cũng như vậy. Đó là lý do ông từ chối được gọi là Giáo sư khi đang ở Việt Nam.

Trong khi đó, tại Việt Nam, để được công nhận là Giáo sư hay Phó Giáo sư phải được sự công nhận của nhà nước thông qua “Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước”.

Vị chuyên gia về giáo dục này chia sẻ quan điểm cá nhân: “Không nên “nhà nước hóa” các chức danh giáo sư. Đã đến lúc nên giải tán Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Các trường Đại học phải tự chịu trách nhiệm trong việc phong Giáo sư, Phó Giáo sư và phải thực hiện việc này một cách minh bạch”.

Theo dự thảo quy định tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do Bộ GD&ĐT và Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước đưa ra, trong đó có quy định một trong những tiêu chí để được phong giáo sư là tham gia viết sách và giảng dạy.

Trong khi đó, viết sách, giảng dạy là việc làm đương nhiên của một Giáo sư. Mặc dù vậy, vị chuyên gia giấu tên tỏ ra ngán ngẩm khi cho rằng mỗi năm Việt Nam “sản xuất” hàng trăm Giáo sư, nhưng nhiều người trong số họ không nghiên cứu nên nếu có viết sách cũng sẽ chỉ đạo văn.

“Ngay cả có viết sách, cũng có rất ít Giáo sư ở Việt Nam ý thức được về một cuốn sách tử tế, đó là phải có bảng tra cứu theo vần. Các Giáo sư cũng cần phải có ít nhất 2-3 bài báo quốc tế, nếu chỉ 1 bài báo quốc tế cũng chỉ ngang với một học sinh đi thi học sinh giỏi quốc tế mà thôi. Theo tôi, nếu các Giáo sư cảm thấy không đủ tiêu chuẩn, tốt nhất hãy cứ để họ là Tiến sỹ” - vị chuyên gia này chia sẻ.

Chính phủ cũng đã phát động phong trào Cách mạng công nghiệp 4.0, phong trào này đã nhanh chóng tạo sự hứng khởi cho toàn xã hội. Do vậy đã đến lúc các Giáo sư, Phó Giáo sư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cần đem tinh thần này vào trong những nghiên cứu của mình, từ đó phụng sự tốt hơn cho tổ quốc.

Đặng Phong sinh năm 1937, tại Hà Tây và mất năm 2010. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách nghiên cứu có giá trị về lịch sử kinh tế Việt Nam như: 5 đường mòn Hồ Chí Minh; Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (chủ biên); Lịch sử kinh tế Việt Nam (2 tập); Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Kinh tế miền Nam Việt Nam; 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam; Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam; “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới; Tư duy kinh tế Việt Nam 1979-1989;...

Cuốn sách cuối cùng Đặng Phong viết là “Chuyện Thăng Long – Hà Nội qua một đường phố” nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, rất tiếc ông đã không thể sống để chứng kiến đứa con tinh thần của mình ra đời. Tháng 12/2010, cuốn sách chính thức được giới thiệu đến độc giả khi tròn 100 ngày kể từ ngày mất của ông.

Nguyễn Tuân

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !