Giảm thiểu nạn tảo hôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để giảm thiểu vấn nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), không thể chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mà còn phải tạo sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, giáo dục giới tính…

Thủy là người DTTS, là con gái út trong gia đình. Nơi em sống là một trong những bản xa xôi nhất của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Em chia sẻ: “Bản em nghèo lắm và là nơi sinh sống của 71 hộ gia đình với gần 400 khẩu. Hàng ngày, người trẻ có sức lên rừng hái rau kiếm măng, người già ở nhà chăm chăm con gà, con lợn vừa để mắt tới gần 200 đứa trẻ tự chơi đùa với nhau. Ngày qua ngày, những đứa trẻ lên lớn yêu nhau có bầu, rồi cưới, rồi đẻ vì chẳng ai biết mình bao nhiêu tuổi nên cứ thấy lớn lớn, thấy thích thích ai đó là có con rồi xin cha mẹ cho phép thành vợ, thành chồng. Có người 15, 16 tuổi nhưng cũng có người chỉ mới 13, 14”.  Tâm sự của Thủy cũng là tiếng lòng của nhiều bé gái trước vấn nạn tảo hôn hiện nay. 

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hiện vẫn còn tồn tại, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Hôn nhân cận huyết thống còn gây ra những hậu quả nặng nề hơn do trẻ em sinh ra mắc những căn bệnh như dị tật, tan máu bẩm sinh. Qua đó, khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS.

Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, tỷ lệ người DTTS tảo hôn năm 2018 là 21,9%, giảm 4,7 điểm phần trăm so với năm 2014 (26,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn vẫn ở mức cao tại những vùng tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống như Tây Nguyên 27,5%, Trung du và miền núi phía Bắc là 24,6% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 22,4%. Theo dân tộc, tỷ lệ tảo hôn cao nhất là Mông 51,5% (nam 52,7%, nữ 50,4%), Cơ Lao 47,8% (nam 34,0%, nữ 63,0%), Mảng 47,2% (nam 42,7%, nữ 50,7%), Xinh Mun 44,8% (nam 42,5%, nữ 46,9%), Mạ 39,2% (nam 31,7%, nữ 51,3%). Tỷ lệ tảo hôn của nữ DTTS vẫn cao hơn nam DTTS (nam 20,1% và nữ 23,5%).

Để ngăn chặn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nhiều địa phương trên cả nước đã làm tốt công tác tuyên truyền, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm bằng quy ước và pháp luật; xây dựng các gương điển hình trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đa dạng hóa hình thức và sản phẩm tuyên truyền theo hướng đơn giản, hiệu quả, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hiện để người dân thấy rõ được hệ lụy của các hủ tục trong hôn nhân, dần thay đổi nhận thức, hành vi.

{keywords}
Tuyên truyền phòng, chống tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại tỉnh Bắc Kạn có gần 90% dân số là đồng bào DTTS. Theo thống kê của ngành chức năng và các địa phương, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ tảo hôn chiếm khoảng 6% so với kết hôn đúng độ tuổi; vẫn còn có trường hợp kết hôn cận huyết thống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó chủ yếu là ảnh hưởng của quan niệm, hủ tục, tập quán lạc hậu; tâm lý muốn sớm có nhiều con cháu, có người nối dõi và có thêm lao động trong gia đình… Để ngăn chặn tình trạng này, mới đây UBND tỉnh ban hành Quyết định số 95/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện 5 nội dung chính, gồm: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình cho đồng bào DTTS; biên soạn, cấp phát các tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn liên quan đến hôn nhân và gia đình cho đồng bào DTTS; Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của 11 mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn” và khảo sát, nhân rộng các mô hình mới trong giai đoạn 2021 - 2025; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào DTTS…

Tương tự tại Lào Cai, nhằm giải quyết tình trạng trên, từ nhiều năm qua, tỉnh đã hiện nhiều giải pháp quyết liệt như: xây dựng, phát huy hiệu quả 5 mô hình điểm về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tuyên truyền trong nhân dân về những hệ lụy xảy ra... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong đồng bào DTTS, từng bước ngăn chặn tập tục lạc hậu này.

Đặc biệt, một trong những giải pháp hiệu quả đang được rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng, đó là phát huy vai trò của những người có uy tín, trong đó có các ông mai, bà mối trong việc tuyên tuyền, góp phần làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Từ nhiều năm nay, các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã thường xuyên phối hợp tổ chức các hội nghị gặp mặt các thầy mo, thầy cúng, thầy then, ông mai, bà mối nhằm vận động, tranh thủ lực lượng này cam kết từ chối không xem ngày cưới, ăn hỏi cho đối tượng chưa đủ tuổi kết hôn, góp phần vào việc hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.

Tảo hôn hiện là vấn nạn trong vùng đồng bào DTTS. Nhưng để giảm thiểu tình trạng này, không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không thể chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mà còn phải tạo sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, giáo dục giới tính, nhất là với trẻ vị thành niên. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với nhiều giải pháp đồng bộ, thậm chí áp dụng mạnh hơn nữa chế tài xử phạt hành vi tảo hôn.

Tiến Quang

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !