Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong... 'khóc ròng'

'Giá xăng thì lên vùn vụt, gặp khách chúng tôi ra giá cao thì họ không đi, kiểu này chắc phải về quê thôi, nhưng về quê thì lấy gì mà sống, khi ruộng vườn không còn', một lái xe ôm tâm sự.

Ngày 13/6, giá xăng dầu tiếp tục lập kỷ lục mới . Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực quận Ba Đình, Long Biên, những người làm nghề taxi, xe ôm, bán hàng rong... khi hay tin giá xăng tăng lại buồn rầu, suy tư không biết công việc, cuộc sống của mình rồi sẽ ra sao?!.

Trong cái nắng gắt 360c tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hải (57 tuổi), quê tỉnh Hưng Yên vẫn đứng chờ khách tại gầm cầu Long Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Khi chúng tôi hỏi về tình hình cuộc sống khi giá xăng tăng liên tục, ông đưa chiếc điện thoại còn sáng màn hình ra phía trước rồi nói: “Chú đang đọc thông tin giá xăng tăng đây. Xăng lên giá thế này, không biết chúng tôi có kiếm sống được nữa không đây?”.

Ông Hải thở dài cho biết, từ sáng tới quá nửa giờ chiều mới chạy được 2 cuốc, kiếm được 70 nghìn đồng. "Giá xăng thì lên vùn vụt, gặp khách chúng tôi ra giá cao thì họ không đi, kiểu này chắc phải về quê thôi, nhưng về quê thì lấy gì mà sống, khi ruộng vườn không còn" - ông Hải nói.

Ông Hải chia sẻ, 2 năm dịch dã đã không làm ăn được gì nên lên đây thuê nhà sống cầm cự đến bây giờ. Tưởng cuộc sống trở lại bình thường, công việc sẽ tốt hơn, nào ngờ giá xăng cứ tăng liên tục, giá các mặt hàng cũng tăng theo.

“May mà chủ nhà trọ chưa tăng giá, không thì chỉ có nước ra đường. Năm anh em chúng tôi thuê căn phòng 10m2 giá 1,2 triệu đồng. Khi chưa có dịch COVID-19, mỗi ngày chúng tôi kiếm được từ 300 đến 400 nghìn đồng. Còn 2 năm qua cuộc sống vật vờ. Hiện nay, mỗi ngày tôi chỉ kiểm được 100 nghìn đồng, nên chỉ lo ăn uống hằng ngày, tiền thuê nhà là hết, không có tích lũy gửi về cho gia đình”, ông Hải chia sẻ và cho biết thêm.

Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong... khóc ròng - Ảnh 1.

Anh Trần Mạnh Cường (43 tuổi) cho chúng tôi xem thu nhập cả ngày 13/6 trên phần mềm điện thoại. Ảnh: Viết Hà

 

Cùng cảnh ngộ với ông Hải, anh Trần Mạnh Cường, 43 tuổi, quê Nam Định, làm nghề chạy xe ôm công nghệ, đang đứng chờ khách tại cổng bến xe Gia Lâm, quận Long Biên. Anh Cường tính: Trước đây, đổ 100 nghìn tiền xăng, chạy xe kiếm được gần 1 triệu đồng, còn giờ đổ 100 nghìn chỉ kiếm được hơn 400 nghìn đồng. Anh Cường cho biết, chạy xe từ 7h sáng tới chiều 13/6 mới kiếm được hơn 200 nghìn đồng, chưa trừ tiền xăng. Thu nhập thấp nhưng vẫn phải chi nhiều khoản. Hiện mỗi ngày, chi phí ăn uống, nước non, anh tiêu hết 100 nghìn đồng, chưa kể tiền thuê nhà, mua quần áo, thuốc men...

“Giờ đi làm chỉ đủ nuôi miệng, không có tiền gửi về quê”, anh Cường chia sẻ. Trước đây, mỗi tháng gửi về cho vợ 5 đến 7 triệu đồng, còn bây giờ nói vợ thông cảm vậy. “Nếu giá xăng tiếp tục tăng, mà giá cước không tăng, chắc phải về quê nghỉ một thời gian anh ạ”, anh Cường cho hay.

Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong... khóc ròng - Ảnh 2.

Dù khách đi xe trả giá thấp hơn quy định, nhưng anh Cường vẫn nhận đi, nhằm "vớt vát" thêm thu nhập. Ảnh: Viết Hà

 

Những người bán hàng rong, đi lại nhiều cũng chật vật, quay cuồng trong “bão” giá xăng. Chị Nguyễn Thị Luân, 47 tuổi, quê Bắc Giang, xuống Hà Nội bán hoa quả rong ở khu vực quận Long Biên, kiếm tiền lo cho con học đại học. Chị cho biết, khi giá xăng còn rẻ, mỗi ngày, chị chạy xe hết 10 nghìn đồng; giờ đổ 100 nghìn tiền xăng chỉ chạy được 3 hôm. Giá xăng tăng, kéo theo giá các loại hoa quả tăng, nhưng người mua lại ít.

“Ngày trước, tôi bán hết vèo trong buổi sáng, chiều nhận dọn nhà cho người ta, thu nhập mỗi tháng gần 10 triệu đồng. Giờ giá cả tăng cao, kinh tế người dân eo hẹp, nên việc bán hoa quả chậm lắm. Người thuê dọn nhà cửa cũng ít, mỗi tháng kiếm được 3 đến 4 triệu đồng. Không biết làm gì để sống và nuôi con ăn học đây!”, chị Luân buồn rầu cho biết.

Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong... khóc ròng - Ảnh 3.

Trời buổi trưa nắng nóng, nhưng chị Nguyễn Thị Luân cố bám trụ ngoài đường để bán hết số hoa quả đã nhập từ sáng. Ảnh: Viết Hà

 

Trong thời “bão giá”, những người lái xe taxi cũng khó khăn không kém. Anh Trần Văn Minh, 42 tuổi, quê Đồng Anh, TP. Hà Nội đang chờ khác tại cầu Chui, quận Long Biên như ngồi trên đống lửa khi hay tin xăng tiếp tục vượt mốc cũ.

Buổi trưa nắng gắt nhưng anh Minh không dám bật điều hòa ngồi chờ khách mà mở cửa xe, ngồi dưới gốc cây sấu, phe phẩy quạt nan. “Vào giờ cao điểm, có khách thuê chạy vào trung tâm thành phố không dám đi anh ạ, gặp quả tắc đường là “móm”, anh Minh cho hay.

Tu ngụm nước lọc mang theo anh Minh chia sẻ, giá xăng liên tục tăng mà tiền cước vẫn vậy. Anh cũng không dám thu chênh lên quá cao vì sợ mất khách. Mà thu giá cũ thì không đủ sống. Năm 2021, anh vay mượn tiền mua xe hơn 300 triệu, thì dịch COVID-19 bước vào thời kỳ cao điểm, giờ thì giá xăng cứ tăng "phi mã", khó khăn, chồng chất khó khăn!.

Từ 15h ngày 13/6, xăng E5 RON 92 tăng 880 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 800 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 31.110 đồng/lít và xăng RON 95 là 32.370 đồng/lít. Như vậy trong năm nay, mặt hàng này đã có 12 lần điều chỉnh tăng.

Giá xăng tăng vượt mốc 32.000 đồng/lít

Giá xăng tăng vượt mốc 32.000 đồng/lít

Đúng như dự báo, từ 15h chiều nay 13/6, giá xăng trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 tăng 880 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 800 đồng/lít.

Theo TPO

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.