Giá vàng sẽ tăng lên 50.000 USD/ounce?
Bất chấp việc giá vàng giảm mạnh, một số dự báo vẫn cho rằng, vàng có thể tăng bứt phá, thậm chí lên 50.000 USD/ounce, nếu hệ thống tiền tệ thế giới được chuyển sang cơ chế đảm bảo bằng vàng.
Giá vàng thế giới hiện chỉ còn tương đương hơn 46,9 triệu đồng/lượng
Cụ thể, tại thị trường trong nước, thời điểm lúc 10 giờ sáng ngày 7/9, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá qúy Sài Gòn (SJC) giảm giá vàng miếng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch trước đó, xuống còn 65.900.000 đồng/lượng mua vào và 66.700.000 đồng/lượng bán ra. Mức giảm giá này được công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Chênh lệch biên độ mua-bán của thương hiệu vàng quốc gia hiện vẫn là 800.000 đồng/lượng.
Tương tự, thương hiệu Phú Quý SJC giảm giá vàng miếng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Giá niêm yết của thương hiệu này là 65.850.000 đồng/lượng mua vào và 66.650.000 đồng/lượng bán ra.
Cùng thời điểm, VietiBank Gold niêm yết vàng miếng với mức giá 65.900.000 đồng/lượng mua vào và 66.720.000 đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 6/9.
Trong khi đó, thương hiệu DOJI Sài Gòn giảm giá vàng miếng thêm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch trước đó. Hiện giá mua-bán của thương hiệu này là 65.900.000 đồng/lượng mua vào và 66.650.000 đồng/lượng bán ra.
Cùng chung với đà giảm của giá vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM cũng đồng loạt giảm mạnh, với mức giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 6/9. Hiện giá niêm yết vàng trang sức PNJ là 50.800.000 đồng/lượng mua vào và 51.800.000 đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng trang sức là 14.900.000 đồng/lượng.
Tại thị trường thế giới, thời điểm lúc 10 giờ 15 phút ngày 7/9 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch quanh mức giá 1.693,28 USD/ounce, giảm 20,76 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Giá vàng thế giới quy đổi chỉ còn tương đương hơn 46,9 triệu đồng/lượng.
Giá kim loại quý thế giới lao dốc mạnh do chịu áp lực khi đồng USD đã chạm mốc cao nhất trong vòng 2 thập kỷ qua - Nguồn: kitco.com.
Giá kim loại quý thế giới lao dốc mạnh do chịu áp lực khi đồng USD đã chạm mốc cao nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Theo đó, rạng sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng mạnh 0,66% lên mức 110,25.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu tăng cũng là một yếu tố khiến giá vàngkhông thể quay đầu trong phiên hôm nay. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt 3,347% khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng tăng cao.
Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Úc vừa tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm % lên 2,35% - mức cao nhất kể từ năm 2015. Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chuẩn bị tăng thêm lãi suất trong vài ngày tới. Các thông tin này có thể tạo động lực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng thêm lãi suất 0,75 điểm vào cuối tháng 9/2022 nhằm hạn chế lạm phát leo thang.
Theo đó, giới đầu tư tài chính tăng nhu cầu nắm giữ USD, giúp lãi suất trái phiếu Mỹ vọt lên 3,35%/năm. Nhiều người thu gom "đồng bạc xanh" để mua trái phiếu làm cho USD lần thứ 4 trong hơn 2 tháng gần đây lao lên mức giá cao nhất trong 20 năm qua. Giá vàng hôm nay gánh thêm áp lực đi xuống.
Trước sức mạnh của USD, giới đầu cơ vàng liền bán ra cắt lỗ, khiến giá vàng sáng nay lao dốc không phanh. Tuy nhiên, bất chấp sự lao dốc của vàng, một số dự báo vẫn cho rằng, vàng có thể tăng bứt phá, thậm chí lên 50.000 USD/ounce (so với mức 1.700 USD/ounce như hiện tại) nếu hệ thống tiền tệ thế giới được chuyển sang cơ chế đảm bảo bằng vàng.
Dự báo gây "sốc" trên được ông John Butler - Giám đốc ngân quỹ tại TallyMoney và cũng là tác giả cuốn The Golden Revolution nói trên kitco mới đây. Ông cho rằng, khi thế giới chuyển sang hệ thống bản vị vàng, giá vàng sẽ tăng vọt lên ngưỡng 50.000 USD/ounce. Theo vị chuyên gia này, quá trình chuyển đổi sang chế độ bản vị vàng là không thể tránh khỏi khi Mỹ mất vị thế thống về kinh tế và thế giới trở nên đa cực.
Chế độ bản vị vàng (Gold Standard) là một hệ thống tiền tệ, trong đó giá trị tiền tệ của một quốc gia được tính dựa trên một lượng vàng nhất định. Trong chế độ bản vị vàng, các quốc gia đồng ý quy đổi tiền giấy thành một lượng vàng cố định. Mỗi quốc gia sử dụng bản vị vàng đều đặt ra một mức giá cố định cho vàng và mua bán vàng ở mức giá đó. Mức giá cố định đó sẽ được dùng để xác định giá trị của tiền tệ.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới không còn một quốc gia nào sử dụng hệ thống bản vị vàng. Và những kiểu dự báo như trên chỉ mang tính gây sốc cho thị trường. Còn trên thực tế, vàng vẫn đang chịu sức ép rất lớn từ những yếu tố chi phối khác và vẫn đang lao dốc không phanh.
Tin xấu cho giá vàng
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho rằng vàng đang chịu áp lực lớn khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao thúc đẩy giao...
Theo DDDN