Giá thép giảm lần thứ 13 liên tiếp

Giá thép xây dựng trong nước lại tiếp tục được điều chỉnh giảm lần thứ 13 liên tiếp. Hiện giá thép của nhiều doanh nghiệp đã về dưới mức 14 triệu đồng/tấn.

Một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm giá từ 50.000 - 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300, giá thép cuộn CB240 được giữ nguyên.

Cụ thể, theo số liệu của Steel Online, so với lần điều chỉnh giảm vào ngày 21/6, thương hiệu Thép Việt Mỹ tại miền Bắc lần này tiến hành giảm 50.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 13,96 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 vẫn giữ ở mức giá 13,85 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, Thép Việt Mỹ giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,01 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 vẫn có giá 14,06 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm tiếp 100.000 đồng/tấn với dòng thép D10 CB300, giá hiện là 14,38 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 có giá 14,04 triệu đồng/tấn.

 Giá thép trong nước giảm lần thứ 13 liên tiếp. (Ảnh: Hoàng Hà)


Tại miền Trung, Thép Hòa Phát cũng giảm 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300, giá bán về mức 14,24 triệu đồng/tấn; còn dòng thép cuộn CB240 vẫn giữ mức giá 13,84 triệu đồng/tấn.

Tại miền Nam, Thép Hòa Phát giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, đưa giá bán về mức 14,34 triệu đồng/tấn; giá thép cuộn CB240 vẫn là 14,14 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép thanh vằn D10 CB300, giá còn 14,14 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 vẫn giữ ở mức giá 13,74 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn với sản phẩm thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,24 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm thép cuộn CB240 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,84 triệu đồng/tấn.

Tương tự, Thép Việt Sing tại miền Bắc cũng giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, giá xuống 14,06 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 vẫn giữ ở mức giá 14,01 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép miền Nam cũng giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,92 triệu đồng/tấn; sản phẩm thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên ở mức giá 14,82 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 tại miền Trung và miền Nam, giá còn 15,1 triệu đồng/tấn. Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu này đi ngang ở mức 14,79 triệu đồng/tấn.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước ghi nhận 13 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Hiện giá thép đã về dưới mức 14 triệu đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Hiện nước ta đang bước vào mùa mưa - giai đoạn thấp điểm của xây dựng - khiến tiêu thụ thép xây dựng ở mức thấp.

Hơn nữa, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu. Vì vậy, giá thép trong nước được điều chỉnh giảm.

VSA dự báo từ nay đến cuối năm, tình hình tiêu thụ thép vẫn kém và có thể còn nhiều đợt giảm giá thép nữa.

Trên thị trường thế giới, giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1 Nhân dân tệ, xuống mức 3.753 Nhân dân tệ/tấn.

Hạnh Nguyên

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.