Chuyên gia 'mách nước' cho cha mẹ cách kiềm chế cơn tức giận, tránh cho con 'ăn đòn' khi học online

Giáo dục con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng nhất là trong thời gian diễn ra dịch bệnh, trẻ phải học trực tuyến ở nhà.

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn mạng xã hội, nhiều phụ huynh chia sẻ bản thân quá áp lực khi phải cùng con học trực tuyến. Thậm chí, có phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc nên đã đánh con.

Chị Phạm Thị Liễu (quận Hà Đông, Hà Nội) có con học lớp 1 bằng hình thức trực tuyến từ đầu năm. Mỗi khi tới giờ học của con là chị lại cảm thấy mệt mỏi, áp lực.

Theo chị Liễu, các bạn trong lớp đa phần học qua tiền lớp 1 nên học phần vần, ghép âm nhanh hơn. Trong khi con chị Liễu chưa từng học tiền lớp 1, con như tờ giấy trắng khiến việc dạy con học theo chương trình rất vất vả.

{keywords}
Học sinh Hà Nội vẫn học trực tuyến.

“Hiện nay, lượng từ mới con phải tiếp thu mỗi ngày quá nhiều dẫn đến tình trạng con chưa kịp nhớ từ này thì buổi học sau đã học từ khác. Sau đó còn phải ghép vần và đọc thành thạo một đoạn trong sách giáo khoa. 

Con vào lớp 1 đã vất vả và giờ lại học trực tuyến khiến việc học càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Hiện tại con tôi vẫn trong tình trạng bập bẹ đánh vần từng chữ, chữ chưa đọc thạo, thường xuyên quên các chữ ghép khó như "ph, tr, qu, th" và nhiều lúc nhầm lẫn chữ "i" viết hoa với chữ "l" viết thường. Có lúc con còn chán không muốn học, nhất là khi con thấy mình bị chậm hơn so với các bạn”, chị Liễu nói.

Chị Liễu cũng chia sẻ, biết con mình chậm nên chị luôn cố gắng dành thời gian hỗ trợ con học tập, ít khi quát mắng con mà luôn tìm cách giảng giải cho con hiểu. Thế nhưng, nhiều ngày nay sức chịu đựng của chị Liễu đã sắp tới giới hạn.

“Đỉnh điểm là có những vần cả tối hôm trước dạy con, con thuộc rồi đến hôm sau cô hỏi con lại không đọc được. Thế là lên cơn bực mình tôi đã gọi con ra ngoài và cho con ăn roi dù trước đó tôi chưa từng đánh con”, chị Liễu bất lực nói. 

Trường hợp của gia đình chị Liễu không phải trường hợp cá biệt vì nhiều phụ huynh quá căng thẳng, không dạy được con học nên phát sinh đánh mắng con.

Về việc này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh - ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương do cha mẹ bạo lực, chì chiết trẻ, thậm chí thực hiện những hành động đó ngay trước mặt những người khác, trước đám đông gây ra những tổn thương sâu sắc cả về mặt thể chất và tinh thần. 

“Trong mọi hoàn cảnh cha mẹ phải học cách kiềm chế cảm xúc để mang lại nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày. Chỉ có điều đó mới giúp các con phát triển lành mạnh.

Cha mẹ thiếu kiềm chế, dùng bạo lực với con, bạo lực có thể là đòn roi, lời mắng, sỉ nhục sẽ gây ra những nỗi đau cho con cái.

Một điều mà ít ai nhận ra đó chính là hành vi bạo lực của người lớn không thể giúp trẻ sửa chữa hành vi hay thay đổi nhận thức của trẻ theo hướng tích cực hơn, tốt hơn.

Bởi lẽ, khi trẻ bị đánhmà không biết được lý do thực sự vì sao bản thân bị đánh thì các con có xu hướng sợ hãi, lần sau có thể không dám làm những điều như thế và những điều mới mẻ nữa. Điều này là vô cùng phản giáo dục vì có thể triệt tiêu mất sự sáng tạo của trẻ”,  chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh nói.

Cũng theo chuyên gia này thì giáo dục con trẻ là cả quá trình. Việc phụ huynh đánh, mắng con khi hỗ trợ con học online sẽ ảnh hưởng tới tâm lí trẻ. Những đứa trẻ rụt rè mà phụ huynh không biết động viên thì rất nguy hại.  

Phụ huynh nên cố gắng kiểm soát cảm xúc. Nếu có giận có tức cũng không đánh mắng con. Kinh nghiệm kiểm soát cảm xúc nhanh nhất là tránh đi chỗ khác, để cơn giận nguôi đi. Nếu không đi đâu được thì hít thật sâu, kiềm chế cảm xúc. Hãy nhớ, đánh mắng con chỉ làm con rối thêm.

Bên cạnh đó, phụ huynh muốn chăm con tốt thì phụ huynh phải ổn. Mẹ phải biết cân đối ăn, uống, ngủ nghỉ sớm cùng con. Thường những người mẹ mất ngủ dễ căng thẳng, dễ cáu giận với con. Tâm lí rất là quan trọng, ảnh hưởng đến hành vi của người mẹ.

Người mẹ phải biết cân bằng, sắp xếp công việc gia đình và công việc cơ quan, để dành thời gian cho bản thân. Nhất là khi công việc bắt đầu vào guồng trở lại, mẹ phải hoàn thành việc ở công ty,  vừa chăm lo con, giúp con học online… Vậy nên, việc đầu tiên các mẹ cần làm là sắp xếp lại công việc cho khoa học. Phải làm sao bản thân và các thành viên gia đình có thời gian ngủ nghỉ tốt.

Hoàng Thanh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !